Với góc nhìn đầy cảm xúc về đời sống, con người Việt Nam hơn 100 năm trước, loạt ảnh được in trong sách “Đông Dương xinh đẹp và kỳ vĩ” (Đông A Books) vừa ra mắt độc giả đã để lại nhiều thú vị cho người xem.
Các diễn viên của gánh hát tại Sài Gòn. Đặc trưng các tuồng thời kỳ này là hát nửa bội nửa kịch, lưu diễn từ Sài Gòn đến lục tỉnh miền Tây.
Một số người Pháp – trong đó có Pierre Dieulefils – từng dày công nghiên cứu, tìm hiểu nền văn hóa Việt Nam. Những bức ảnh của Pierre được chụp từ năm 1885 ghi lại đời sống, sinh hoạt người Việt trở thành nguồn tư liệu quý cho những nhà nghiên cứu về văn hóa, nghệ thuật, thời trang hiện nay.
Các thái giám triều Nguyễn. Qua vòng tuyển chọn, những thái giám nhí được đưa vào cung để một thái giám có thâm niên dạy những nghi thức khắt khe của cung đình
Pierre Dieulefils (1862 – 1937) đến từ vùng Bretagne – Pháp. Ông gia nhập quân đội năm 1883, sang Đông Dương lần đầu năm 1885. Hai năm sau, ông giải ngũ rồi trở về Pháp. Năm 1888, ông quay lại miền Bắc Việt Nam, rẽ sang làm nghệ sĩ nhiếp ảnh và xuất bản bưu ảnh chuyên nghiệp.
Đội thị vệ trong cung với lọng, quạt…
Năm 1905, Pierre Dieulefils đến Sài Gòn rồi sang Phnom Penh và Angkor – Campuchia. Năm 1909, ông tập hợp bộ ảnh về Đông Dương và xuất bản tập sách ảnh mang nhan đề “Indo-chine Pittoresque & Monumentale: Annam – Tonkin” (Đông Dương xinh đẹp và kỳ vĩ: Trung Kỳ – Bắc Kỳ). Tác phẩm đem lại cho ông huy chương vàng tại Đấu xảo quốc tế ở Bruxelles – Bỉ năm 1910.
Năm 1913, Pierre Dieulefils về Pháp, dành phần lớn thời gian sáng tác thơ ca. Ông qua đời tại quê nhà Malestroit.
Bộ sưu tập ảnh của Pierre Dieulefils là gia tài đồ sộ mang nhiều ý nghĩa cho công tác khảo cổ, nghiên cứu về đời sống văn hóa vùng miền, tập tục sinh hoạt, biểu diễn nghệ thuật của người Việt Nam hơn 100 năm trước.
Nhóm chiến binh dân tộc thiểu số ở miền Trung và miền Nam lúc bấy giờ.
Phần chú thích ảnh do dịch giả Lưu Đình Tuân chuyển ngữ từ nguyên tác tiếng Pháp, tham khảo thêm phần chú chữ Hán – Nôm của ông Claude Maitre, từng là giám đốc Viện Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội và nhiều nguồn tài liệu khác. Dịch giả Ngụy Hữu Tâm hiệu đính phần chú thích tiếng Đức.
Một góc hồ Gươm yên bình
Sách có 261 bức ảnh, được chụp ở 3 miền Bắc, Trung, Nam; chú thích bằng tiếng Việt, Pháp, Anh, Đức.
Nghi môn bằng đồng trước điện Thái Hòa, kinh thành Huế xưa. Thái Hòa là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội, nơi đăng quang của 13 vua triều Nguyễn.
Một góc Nhà thờ Đức Bà xưa ở Sài Gòn. Khi khánh thành năm 1880, nhà thờ chưa có hai ngọn tháp. Năm 1895, nhà thờ xây thêm 2 tháp chuông với 6 chuông đồng lớn, trên đỉnh tháp có đính cây thánh giá.
Pierre Dieulefils (1862 – 1937)
Bốn vị quan của triều đình ở Huế. Áo dài vương triều nhà Nguyễn ở thế kỷ XIX có hoa văn, kiểu dáng được quy định chặt chẽ.
Mặc áo dài, đội nón quai thao (trái) là phong cách thời trang phổ biến của phụ nữ miền Bắc cuối thế kỷ XIX. Phụ nữ nhà giàu thường mặc áo dài năm thân.
- 5 công nhân tử vong tại Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái
- “Đào, phở và piano” gây sốt, cháy vé vì sao doanh thu vẫn kém xa “Mai”?
- Nam sinh viên bỏ xe máy trên cầu, nhảy xuống sông Hồng
- 3 hành vi này “bóp nghẹt” sự tò mò của trẻ, chìa khóa thành công cần được cha mẹ bảo vệ
- 4 kiểu người tuyệt đối không được "đón tay" trẻ vừa chào đời, kiểu số 2 là hay gặp nhất!