Ông Thanh, nông dân xã Buôn Choáh (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) đã tìm tòi cách làm phân hữu cơ vi sinh từ xác, bã thực vật, phần nào thay thế phân hóa học để bón cho cây trồng, giúp giảm chi phí đầu tư.
Hiện nay, giá các loại vật tư nông nghiệp liên tục tăng cao, khiến người sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Theo Chi cục Phát triển nông nghiệp (Sở NNPTNT tỉnh Đắk Nông), ước tính tổng chi phí bình quân cho sản xuất 1 ha lúa vụ đông xuân 2021-2022 là 32,6 triệu đồng, cao hơn so với các năm trước khoảng 7,8 triệu đồng. Nguyên nhân do giá vật tư nông nghiệp tăng quá cao.
Hiện nay, giá phân bón tăng từ 8-70%; giá mặt hàng tɦuốc bảo vệ thực vật tăng từ 10-20%. Bên cạnh đó, nhiên liệu (xăng, dầu) đồng loạt tăng làm ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng vật tư trong sản xuất.
Vụ đông xuân năm nay, gia đình ông Triệu Văn Tuấn, ở xã Buôn Choáh (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) gieo sạ 7 sào lúa. Năm nay, không chỉ giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao mà tình trạng khan hiếm giống cũng gây khó khăn cho những hộ trồng lúa như ông Tuấn.
Ông Tuấn cho biết: “Cây lúa muốn tốt, cho năng suất cao là nhờ phân bón. Nhưng giá phân bón tăng làm tăng chi phí đầu vào. Ước tính 1 ha lúa chi phí đầu tư khoảng trên 32 triệu đồng. Với mức đầu tư này nhưng năng suất chỉ đạt từ 6 – 6,5 tấn/ha đối với giống lúa thường, giá bán ở mức 6.000 đồng/kg thì xem như hòa vốn, thậm chí lỗ”.
Để giảm chi phí đầu tư, ông Tuấn cũng như nhiều hộ trồng lúa hiện nay đã hạn chế dùng phân bón vô cơ, chuyển sang sử dụng phân hữu cơ nhằm tiết giảm chi phí đầu tư, cải thiện thu nhập.
Những năm về trước, khi mà vườn cà phê còn “sung sức”, bình quân mỗi vụ, gia đình ông Thanh thu về hơn 8 tấn cà phê, 6 tấn hồ tiêu.
Ông Thanh cho hay, chi phí đầu vào tăng cao, khiến giá thành sản phẩm tăng theo. Thu nhập của gia đình cũng vì thế mà giảm xuống.
“Để xoay xở trong lúc giá vật tư tăng đột biến, buộc tôi phải cắt giảm chi phí đầu tư, từ đó năng suất cây trồng sẽ giảm. Dĩ nhiên thu nhập cũng sẽ giảm theo”, ông Thanh cho hay.
Hiện nay, ông Thanh đã tìm tòi cách làm phân hữu cơ vi sinh từ xác, bã thực vật. Từ đó, ông phần nào thay thế phân hóa học để bón cho cây trồng, giúp giảm chi phí đầu tư.
Theo lãnh đạo Sở NN-PTNT, trước khó khăn do giá vật tư nông nghiệp không ngừng tăng cao, ngoài việc tăng cường sử dụng nguồn phân hữu cơ vi sinh, nông dân cần áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật trong canh tác.
Trong đó, đối với sản xuất lúa, bà con nông dân cần đẩy mạnh sử dụng các loại giống mới, ứng dụng chương trình ‘3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”…
Trong sản xuất cà phê, tiêu, cây ăn trái…, bà con cần chú trọng các chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng thuốc bảo vệ theo phương pháp “4 đúng”, sử dụng phân hữu cơ vi sinh…
- 3 điều đàn ông khát khao từ người phụ nữ anh yêu
- Cha mẹ thông thái không chỉ nhìn vào điểm số, dạy được con 5 kỹ năng này có lợi cả đời
- Đàn ông trung niên thường thích nhất ngoại tình với 3 kiểu người quen này, tinh ý là nhận ra
- Nàng dâu xinh đẹp của “Lật mặt 7”: Gốc Hà Nội lại phải học nói giọng Hà Nội
- Taylor Swift – BLACKPINK bất ngờ “xuất hiện” trên phim Việt giờ vàng: Đu trend đỉnh quá rồi!