Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
77 lượt xem

Đứa trẻ sau này có thành công hay không, nhìn từ 4 chi tiết bố mẹ đón con tan học là biết ngay

Nhiều chi tiết quan trọng về cuộc sống, sự phát triển và giáo dục trẻ được thể hiện qua suốt quá trình bố mẹ đón con tan trường.

Một số chuyên gia tâm lý nhận định, sự thành công trên con đường học vấn của trẻ phụ thuộc vào 3 chi tiết bố mẹ đón con tan trường dưới đây.

Bố mẹ mang cặp sách cho con

Một trong những hành động đơn giản nhưng có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục con cái, đó là bố mẹ giúp con mang cặp sách. Rất nhiều bậc phụ huynh khi đi đón con, chủ động giúp đứa trẻ mang cặp sách vì lo lắng con học hành suốt một ngày sẽ mệt mỏi. Và bọn trẻ dường như đã quen với điều đó, chính vì thế mà không ít trẻ ngay sau khi nhìn thấy bố mẹ thì lập tức tháo chiếc cặp mang trên lưng và mặc định đưa cho bố mẹ cầm hộ mình.

Trong số những phụ huynh đón con đi học về có cả ông bà. Vì thế mà nhiều người thường trông thấy cảnh tượng như thế này: Một ông già khom lưng bước đi chậm rãi, vác chiếc cặp sách một cách nặng nề, phía trước là một đứa trẻ cao lớn, đầy năng lượng chạy nhảy, thậm chí còn không chờ ông của mình mà bỏ đi một mạch về nhà.

Đó là lý do mà khi đón con tan học, trừ khi có những trường hợp đặc biệt, bố mẹ nên khuyến khích trẻ tự mang cặp sách. Việc này sẽ rèn luyện cho trẻ tính tự lập và lòng biết ơn đối với ông bà, bố mẹ. Dù việc mang cặp sách chỉ là một hành động nhỏ, nhưng nó mang ý nghĩa giáo dục lớn, dạy trẻ tự chịu trách nhiệm và tự quản lý công việc của bản thân, không có tính phụ thuộc vào người khác.

Đồng thời, qua đó giúp trẻ hình thành lòng biết ơn và hiếu thuận, trẻ sẽ hiểu được những vất vả của bố mẹ khi phải chăm sóc mình mọi thứ. Nhờ vậy mà dần dần sau khi lớn, trẻ sẽ chủ động làm việc nhà, biết phụ giúp bố mẹ nhiều hơn.

Giờ giấc bố mẹ đón con

Trên thực tế, một đứa trẻ dù có mạnh mẽ hay nhạy cảm đến đâu thì cũng sẽ cảm thấy rất buồn và trông mong được bố mẹ đón về sớm. Nếu bố mẹ không đón con đi học đúng giờ trong thời gian dài, điều này có thể sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến tính cách và tâm lý của trẻ.

Đối với trẻ, việc bố mẹ có thể đón mình tan trường sớm hay muộn sẽ thể hiện sự quan tâm, tình yêu thương và vị trí của trẻ trong lòng bố mẹ. Những đứa trẻ được đón đúng giờ sẽ cảm thấy bản thân được trân trọng, có giá trị và luôn cảm thấy an toàn, tin tưởng bố mẹ.

Ngược lại trong khi đó, những đứa trẻ thường xuyên được bố mẹ đón muộn trong thời gian dài sẽ dễ hình thành cảm giác bị bố mẹ bỏ rơi và cảm thấy cô đơn, lẻ loi khi nhìn thấy những đứa trẻ khác lần lượt được đón về. Sự lo lắng sẽ tăng lên và trẻ sẽ dần trở nên nhạy cảm, yếu đuối và có lòng tự trọng thấp vì nghĩ rằng bản thân không có giá trị.

Chính vì lẽ đó mà các bậc bố mẹ cần hiểu rất rõ việc thường xuyên đón con muộn không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ gắn kết giữa bố mẹ và con cái, mà còn tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành nhân cách, phá hủy cảm giác an toàn và gây ra những tổn hại về mặt tâm lý không thể khắc phục đối với trẻ. Từ đó có thể khiến cho con đường học vấn của con ngày càng vất vả, khó đạt được thành tựu trong tương lai.

Câu đầu tiên bố mẹ nói với con

Rất nhiều bậc phụ huynh đến trường đón con tan học, vừa nhìn thấy đứa trẻ đã dồn dập đặt ra vô số câu hỏi: “Hôm nay con có theo kịp bài giảng của cô giáo không? Con có bài tập về nhà chứ? Thầy giáo có chê con không? Hôm nay con được mấy điểm?”… Kết quả là sắc mặt con trẻ ngay lập tức trở nên u ám và thậm chí là con còn phớt lờ bố mẹ suốt chặng đường về nhà.

Thực tế, trái tim của trẻ luôn khao khát tình yêu thương và sự quan tâm đúng cách của bố mẹ. Sau khi tan học, đứa trẻ nào cũng đều sẽ cảm thấy mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng. Nếu vừa gặp nhau sau một ngày dài xa cách mà bố mẹ đã chỉ quan tâm đến điểm số và thành tích thì sẽ dễ khiến con bị áp lực, bức bối. Thay vì nói những câu đó, bố mẹ có thể tham khảo một số câu hỏi như:

– “Hôm nay con ở trường có chuyện gì vui không?”

Đôi khi vì quá chú ý đến việc học của trẻ mà bố mẹ bỏ qua những cảm xúc thực sự của con, điều này vô tình khiến con trẻ từng bước khép kín trái tim mình với bố mẹ.

Khi đặt câu hỏi này, bố mẹ có thể hướng dẫn con diễn đạt những gì con thấy, nghe và cảm nhận trong một ngày học tập ở lớp, giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về cuộc sống tại trường của con. Nó không chỉ có thể giúp trẻ hồi tưởng lại những niềm vui con đã trải qua, mà còn giúp con giải quyết những cảm xúc tiêu cực.

– “Hôm nay có điều gì khiến con tự hào không?”

Câu hỏi này sẽ tạo động lực và tăng sự tự tin cho trẻ. Dù con trả lời thế nào thì bố mẹ cũng đừng phê bình hay chỉ trích, bố mẹ phải hỗ trợ con kịp thời và động viên con tiếp tục nỗ lực.

– “Con có gặp khó khăn gì cần bố mẹ giúp đỡ không?”

Ý nghĩa của câu hỏi này thể hiện tình yêu thương vô điều kiện dành cho con cái và truyền tải một thônng điệp: Bố mẹ là những người đáng tin cậy nhất, yêu thương con nhất, dù có chuyện gì xảy ra thì con cũng có thể nói với bố mẹ, và con không cần phải chịu đựng hay khó khăn khi tự giải quyết nó một mình.

Dù con có trả lời ra sao, bố mẹ cũng phải giúp trẻ duy trì sự ổn định về mặt cảm xúc, đặc biệt là không đổ lỗi cho con, hãy là một người biết lắng nghe, chấp nhận mọi cảm xúc thực của con.

Giao tiếp tốt và quan tâm khéo léo sẽ tạo nền tảng tốt cho mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Nó cũng sẽ tạo ra một nơi trú ẩn an toàn, vững chắc trong trái tim trẻ và dần dần thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình.

Bài viết cùng chủ đề: