Được thừa kế đất như nhau, gia đình tôi “giữ của”, còn hàng xóm bán lẻ nhiều lần nên chỉ còn mỗi nền nhà ở.
Nhà hàng xóm và nhà tôi, do ông bà làm nông nên có để lại mảnh đất rộng. Cách đây 20 năm, khi tôi lên đại học, nhà làm nông thiếu trước hụt sau không đủ tiền đóng tiền học và chi phí sinh hoạt nên ba tôi có ý định cắt bớt để bán trang trải.
Nhưng rồi ông bảo bán đi biết khi nào mua lại được, rồi đất đâu canh tác nên ông chần chừ. Sau đó, ba quyết định cố gắng kiếm thêm tiền, vay mượn để lo cho tôi thay vì bán.
Còn hàng xóm tôi thì cắt bớt một miếng đất để bán, dùng tiền đó để chi tiêu. Nhưng rồi do nghèo, không nghề nghiệp ổn định, sẵn tiền xài nên mấy đứa con cũng không còn phấn đấu làm việc.
Tầm 2-3 năm sau là họ lại cắt ngang, cắt dọc để bán đất thêm, đến nay chỉ còn mỗi một nền nhà, cuộc sống vẫn bấp bênh.
Hiện tại thì khu vực nhà tôi có khu công nghiệp. Thế nên dân cư đến ở và làm ăn đông nên đất đai tăng chóng mặt, gấp 20-30 lần so với hồi trước. Nhưng đến nay ba tôi tuyệt đối không bán một tấc.
Nay anh em tôi được ba chia đất để xây nhà ở, buôn bán tại chỗ, ngoài thu nhập đi làm công ty thì dành dụm tiền để xây nhà trọ, kiot cho thuê. Cuộc sống tuy chưa giàu nhưng cũng khá tươm tất so với xung quanh.
Tôi cho rằng, đất là tài sản dự phòng, càng để lâu càng có giá và có thể sinh ra thu nhập thụ động. Vì thế, nếu không phải đường cùng thì không nên bán nhà, bán đất.
Nhiều gia đình có nhà, đất rộng, khi gặp khó khăn về tài chính thường nghĩ ngay đến việc bán đất để có tiền lớn. Đúng là có thể giải quyết vấn đề nhanh chóng nhưng thiệt hại lợi ích về lâu dài.
- Chủ phương tiện tranh cãi căng thẳng để được vào đăng kiểm trước
- Chủ Kia Morning 2022 chi hơn 230 triệu độ xe nhưng không đi: Riêng bọc da hết 120 triệu, thêm trần sao kiểu Rolls-Royce
- Đắk Nông: Chỉ ở nhà nuôi gà chọi lai mà lãi 50 triệu đồng mỗi tháng
- Khởi tố nhóm người khống chế, bắt giữ cô gái 16 tuổi để đòi nợ
- Nghề lạ: Lấy ráy tai ở Hà Nội xưa khiến Tây cũng “khoái”