Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
118 lượt xem

Hà Nội: 8x mua nước biển Hạ Long nuôi cua trong “chung cư mini” bán giá gần triệu đồng/kg

Thông qua hệ thống lọc tuần hoàn, anh Lê Đức Cảnh (Thanh Trì, Hà Nội), mua nước biển từ Hạ Long (Quảng Ninh) về Thủ đô nuôi cua trong nhà với quy mô lớn.

Cua cốm (cua lột) là 1 loại cua biển được biết đến với tên gọi khác là cua 2 da. Đây là loại cua cực kì hiếm bởi có độ thơm ngon đứng đầu trong tất cả các loại cua. Vốn dĩ có tên gọi như thế là vì sau nhiều lần lột xác, thì thời gian này cua biển đang đến ngày lột vỏ để lớn lên trưởng thành và trong quá trình chuẩn bị thành cua lột. Ở ngoài tự nhiên, khi lột, cua thường lấp kín miệng hang nên rất khó gặp.

Chính vì vậy, việc bắt cua cốm rất khó khăn. Chỉ những đơn vị nuôi cua chuyên nghiệp, quy mô lớn mới cung cấp được loại cua đặc biệt này ra thị trường nhưng số lượng cung cấp cũng rất ít. Vì vậy nên giá trị của nó rất đắt.

Sau khi đi du học từ Malaysia về, anh Lê Đức Cảnh (34 tuổi) tiếp quản trang trại rộng hơn 7ha của bố mẹ ở xã Vạn Phúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội). Anh đã có nhiều ý tưởng táo bạo trong trồng, chăn nuôi nông sản sạch lần đầu tiên được áp dụng tại thủ đô Hà Nội.

Trong đó, anh Cảnh đã triển khai mô hình nuôi cua cốm, cua gạch thương phẩm rộng gần 400m2 với hơn 1000 con đang sinh trưởng tốt, mang lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay, trang trại có hơn 1.000 chiếc hộp nuôi cua bằng nước biển.

Để có nước biển anh Cảnh phải thuê xe chở những téc nước từ Hạ Long về Hà Nội với chi phí đầu tư ban đầu hết khoảng 450 triệu đồng. “Môi trường sống của cua biển rất quan trọng, khoảng hơn 1 năm thay nước một lần. Trong 1 năm sử dụng lượng nước sẽ bốc hơi ít nhiều, chúng tôi kết hợp thêm khoảng 30% nước ngọt và muối nhân tạo”, anh Cảnh cho biết. Những téc nước từ Hạ Long về Hà Nội có giá 500.000 đồng/m3.

Mô hình nuôi cua bằng nước biển của anh Cảnh là mô hình tuần hoàn, việc kiểm soát chất lượng nguồn nước mặn là yếu tố quan trọng nhất. Để đảm bảo yếu tố này, phải thường xuyên kiểm tra các thông số trong mức cho phép về nhiệt độ (khoảng 28 độ C), nồng độ mặn (15‰) và độ pH (7,8 – 8,3).

Con giống cũng là yếu tố có tính chất quyết định thành công hay thất bại. Chính vì vậy, anh quyết định nhập cua giống từ cơ sở sản xuất tại Cà Mau để đảm bảo chất lượng cao, cua được anh mua từ Cà Mau sau đó vận chuyển bằng máy bay ra Hà Nội. Cua giống có trọng lượng khoảng 150g/con, sau khi được nuôi trong hệ thống tuần hoàn, mỗi lần cua lột, trọng lượng sẽ tăng 50g – 100g.

Hệ thống nước ở đây được lắp đặt theo lọc nước tuần hoàn, không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài.

“Nuôi cua ở Miền bắc chỉ được một vụ do khí hậu, cua không chịu được lạnh dưới 10 độ C. Để khắc phục vấn đề miền Bắc có mùa đông lạnh, tôi đã cho lắp máy sưởi để đảm bảo nhiệt độ chỉ ở khoảng 24 – 28 độ C, nhiệt độ tối ưu cho cua phát triển tốt”, anh Cảnh chia sẻ.

Hiện trên thị trường, cua lột khá khan hiếm do khó đánh bắt và ngay cả khi nuôi quảng canh. Giá mỗi kg có thể lên tới 840.000 đồng.

Nước tuần hoàn sẽ được lọc qua hệ thống bể vi sinh và khử khuẩn. Mọi chất bẩn hay thức ăn thừa của cua đều được xử lý sạch sẽ. Thức ăn thừa và chất thải của cua sẽ đi qua hệ thống lọc thô, sau đó đi ra bể vi sinh và hệ thống khử khuẩn. Những vi sinh sống nhờ vào hạt nhựa kaldnes có vai trò như san hô để lọc thức ăn thừa, chất thải của cua giúp môi trường sạch hơn.

Nước nuôi cua biển được thường xuyên kiểm tra, ít nhất 3 lần mỗi ngày nhằm kiểm tra độ mặn, pH. Anh Cảnh cho biết, trước đây mới làm mô hình do nước chưa được kiểm soát lượng cua chết lên tới 50%.

Không chỉ nghiêm ngặt về nguồn nước, anh Cảnh còn cho xây những bè để nuôi cá, ốc và ngao một phần là vì tiết kiệm chi phí phần còn lại là đảm bảo được thức ăn của cua không có tạp chất bên trong.

Vào mỗi buổi sáng, kỹ sư theo dõi tình trạng sức khỏe của cua được cập nhật trên bảng như bỏ ăn nhiều ngày hay lịch thu hoạch.

Bài viết cùng chủ đề: