Từ cặp trâu đầu tiên, sau 20 năm, vợ chồng bà Ngô Thị Hải, trú tại phường Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội) đã phát triển thành đàn trâu gần 200 con. Theo ước tính, giá trị của đàn trâu lên tới hàng tỷ đồng.
Bà Hải cho biết: Gia đình bà đã sinh sống ở khu đất này gần 30 năm, ban đầu chỉ làm ruộng, trồng khoai, ngô ngắn ngày. Nhưng cứ hễ nước sông Hồng lên là các thửa đất hoa màu vừa khai khoang lại ngập, thất thu.
Sau khi chật vật với nghề trồng trọt, đến năm 1993, gia đình bà Hải quyết định vay 1,8 triệu đồng mua một con trâu với mục đích cày bừa. Con trâu này về sau được đặt tên là “Thần Tài”, có lần nó bị ốm, bàHải đã mời cả các y bác sĩ ở bên Học viện Nông nghiệp Việt Nam về chăm sóc.
“Bởi trâu đến với mình lúc khó khăn, giúp mình có được sự nghiệp như ngày nay, nên mình phải biết ơn nó, trân trọng nó, yêu thương nó” – bà Hải chia sẻ.
Sau một khoảng thời gian nuôi trâu, thấy việc gầy dựng đàn trâu có hiệu quả hơn, gia đình bà Hải lại tiếp tục vay mượn, lấy ngắn nuôi dài, bán trâu đực, giữ lại trâu cái để gây đàn.
“Từ một con trâu cái, rồi đến 2 con trâu cái, cứ năm sau lại đẻ gấp đôi năm trước. Đến nay, đàn trâu có 185 con to và 60 con bé, từ giờ đến Tết trâu vẫn túc tắc đẻ thêm” – Bà Hải nói.
Đàn trâu gần 200 con có giá trị tiền tỷ của gia đình bà Ngô Thị Hải (trú tại phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội).
Để có thể quản lý đàn trâu này, cô chú thuê 5 nhân công chuyên việc chăn dắt trâu và 3 người chuyên cắt cỏ cho trâu và trồng ngô để trâu ăn. Lương của mỗi người trung bình 5 đến 7 triệu đồng/tháng. Với việc này, mỗi năm cô chú tạo thu nhập ổn định cho từ 5 – 15 người.
Bà Hải cho biết, hiện nay, trâu to có giá bán từ 30 – 40 triệu/con, còn nghé thì nuôi độ 6 tháng là bán được 15 – 20 triệu. Khách hàng chủ yếu là các siêu thị, nhà hàng, hoặc các hộ dân trong làng, ở xa vì biết tiếng là trâu sạch mà đến đặt hàng, lượng mua nhiều thường vào dịp giáp Tết.
Trâu nuôi ở đây cũng ít dịch và không phải chịu rét nhiều như ở rừng núi. Để chăm sóc tốt cho đàn trâu, gia đình bà Hải vẫn thường mời các y bác sĩ ở Học viện Nông nghiệp về thăm khám thường xuyên, lấy máu và phân xét nghiệm, nên sức khỏe của trâu trong đàn thường rất tốt, rất ít khi ốm đau.
Bà Hải chia sẻ: Nuôi trâu ở bãi sông có nhiều thuận tiện, bởi vì cỏ dồi dào, hơn nữa lại lắm đầm và gần sông, trâu có chỗ “ngâm mình”. Bởi vậy, mà chỉ sau một thời gian nuôi, trâu béo và lớn nhanh chóng.
Tuy nhiên vào những tháng mùa đông, cỏ mọc ít, trâu không đủ lượng cỏ ăn – mỗi con trung bình 30kg/ngày, nên thường gầy. Thậm chí, bà Hải phải thuê người ra tận các sân bay, khu dự án bỏ hoang, dọc ven đê các nơi để cắt cỏ, nhưng mỗi ngày cũng chỉ cắt được 3 tấn, trong khi lượng thức ăn cần thiết là 6 tấn cỏ/ngày cho đàn trâu.
Chia sẻ thêm về kinh nghiệm nuôi đàn trâu lớn, bà Hải cho hay, cũng không có gì nhiều, chỉ cần theo dõi nó sáᴛ sao hàng ngày, nó ốm thì mình chữa, nếu nặng quá thì nên mời ngay các y bác sĩ về điều trị.
- 11 Câu cha mẹ hay nói với con làm rạn nứt tình cảm gia đình
- 5 lời người túc trí đa mưu không bao giờ thốt ra
- Có được miễn sát hạch lại nếu bị tước quyền sử dụng khi GPLX sắp hết hạn?
- Hòa Bình: Mô hình “nuôi trồng thập cẩm” khác người của anh Minh “hái ra tiền”, mỗi năm thu về hàng trăm triệu
- Hà Tĩnh: Chú rể ‘chơi lớn’ rước dâu bằng 20 xe container