Những đường phố mới mở ở Hà Nội góp phần làm cho giao thông thoáng hơn, song kinh phí đầu tư rất lớn, chủ yếu chi cho giải phóng mặt bằng.
Đường Trần Khát Chân, đoạn từ Ô Đống Mác đến Nguyễn Khoái dài 570m, được khánh thành tháng 7/2016. Đường nằm trong hệ thống vành đai 1 của Thủ đô.
Với chiều dài chỉ 570m, tổng mức đầu tư 1.139 tỷ đồng (gần 2 tỷ đồng/m), đường Trần Khát Chân (đoạn Ô Đống Mác – Nguyễn Khoái) được cho là đắt nhất Thủ đô thời điểm mới khánh thành.
Mặt đường rộng 50m, mỗi bên đường 3 làn. Dải phân cách giữa rộng khoảng 2m được trồng cây xanh và cột đèn chiếu sáng. Khi đi vào hoạt động giúp giải phóng áp lực giao thông nút giao Trần Khát Chân và Lò Đúc.
Toàn cảnh tuyến đường Trần Khát Chân (đoạn Ô Đống Mác – Nguyễn Khoái) trong khu vực dân cư đông đúc thuộc quận Hai Bà Trưng.
Tháng 2/2008, vành đai 1 đoạn Kim Liên – Xã Đàn chính thức được thông xe. Tuyến đường có chiều dài 550m, tổng mức đầu tư 773 tỷ đồng. Lúc đó, nơi đây được mệnh danh là “đường đắt nhất hành tinh” với chi phí trung bình 1,41 tỷ đồng/m.
Tuyến đường rộng 45m, mỗi bên có 4 làn xe chạy. Sau khi đưa vào hoạt động, tuyến đường đã góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc khu vực nút giao Xã Đàn – Ô Chợ Dừa và giảm áp lực giao thông trên các tuyến La Thành, Hoàng Cầu.
Đường Xã Đàn tại nút giao với Phạm Ngọc Thạch.
Ba năm sau, đoạn Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu (Xã Đàn) dài 547m cũng được khánh thành với tổng mức khoảng 800 tỷ đồng. Chi phí tăng lên khoảng 1,5 tỷ đồng/m. Trong ảnh là một đoạn phố Xã Đàn, đoạn Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu.
Đường Nguyễn Văn Huyên được thông xe kỹ thuật năm 2015, tổng mức đầu tư hơn 969 tỷ đồng. Trong đó chi phí đền bù giải phóng mặt bằng hơn 680 tỷ đồng, xây lắp hơn 79 tỷ đồng. Chiều dài toàn tuyến là 566m.
Điểm đầu tuyến là ngã tư giao cắt đường Nguyễn Văn Huyên – Nguyễn Khánh Toàn. Điểm cuối tuyến giao với đường Cầu Giấy. Vỉa hè hai bên rộng 8m. Trong ảnh là đoạn đường giao với đường Cầu Giấy.
Đường Trường Chinh có chiều dài 2,2km, được khởi công mở rộng tháng 10/2013 với tổng mức đầu tư 2.560 tỷ đồng (khoảng 1,5 tỷ đồng/m). Tuyến đường thuộc hệ thống vành đai 2 của Thủ đô.
Đường Trường Chinh có qui mô 5 làn xe mỗi chiều, cùng với đường trên cao dành riêng cho ô tô. Để mở rộng tuyến đường này, Hà Nội thu hồi hơn 116.000 m2 đất, bao gồm 618 hộ dân và 34 cơ quan thuộc các quận Đống Đa, Thanh Xuân.
Đường Vành đai 2,5 (đoạn Đầm Hồng – Quốc lộ 1A) là dự án được UBND TP Hà Nội phê duyệt vào năm 2002, quyết định giải phóng mặt bằng từ năm 2010. Đường có chiều dài khoảng 2km, rộng 40m, tổng mức đầu tư khoảng 1.300 tỷ đồng
Tuy nhiên, do vướng giải phóng mặt bằng, đến nay đã hơn 10 năm nhưng công trình vẫn còn dang dở khi mới chỉ đạt gần 90% khối lượng.
- Vlogger Huy Cung xác nhận chuyện xuất gia, tiết lộ lý do đặc biệt
- Hàng loạt mẫu ô tô giảm giá dịp cuối năm, có xe giảm tới gần 300 triệu đồng
- 4 thời điểm nếu cha mẹ không để trẻ tự lập, lớn lên chúnɡ ѕẽ trở thành một kẻ chỉ biết ăn bám
- 5 gói thầu xây trường học tại quận Hoàng Mai đã chọn được nhà thầu
- Được đền bù 40 tỷ tiền giải tỏa, ông chú chưa kịp ăn mừng đã suýt mất trắng cả nhà lẫn tiền vì 1 lỗi sai