Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
107 lượt xem

Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ nên nhớ 3 điều khi nhắc nhở để con không bị tự ti

Phê bình sẽ thực sự có ý nghĩa làm cho những đứa trẻ tốt hơn mỗi ngày khi được kết hợp với nghệ thuật ngôn ngữ và được sử dụng đúng cách.

Trong quá trình trẻ lớn lên thì những sai lầm là điều không thể tránh khỏi và phê bình luôn là một phương pháp giáo dục được các bậc cha mẹ áp dụng đầu tiên. Đặc biệt là sau khi các con mắc lỗi, một số phụ huynh thường sẽ trực tiếp phê bình và giáo dục con ngay lập tức.

Mặc dù trẻ còn nhỏ nhưng vẫn nhận thức được những gì mọi người xung quanh đang nghĩ và cảm nhận gì về mình. Nếu cha mẹ phê bình trẻ bất kể thời gian và địa điểm nào có thể sẽ khiến trẻ cảm thấy xấu hổ và tổn thương lòng tự trọng.

Ngoài ra, nếu cha mẹ phê bình trẻ vào những thời điểm không phù hợp, thì trẻ sẽ không tự nhận ra hành vi sai trái của mình mà chỉ đổ lỗi một cách mù quáng cho cha mẹ về mặt tâm lý. Điều này sẽ gây ra một số vấn đề cần phải được giải quyết trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Sự nguy hiểm của những lời phê bình không phù hợp

Có thể thấy lòng tự trọng vừa là nguồn động lực vừa là nhu cầu cơ bản của con người. Nếu không có nguồn động lực này con người sẽ ngừng tiến về phía trước và đánh mất giá trị của bản thân. Tuy nhiên, đôi khi lại có một số bậc phụ huynh thích phê bình con cái trước mặt mọi người với mục đích muốn trẻ ghi nhớ lâu hơn sai lầm này. Nhưng cha mẹ lại không biết rằng hành động đó có thể làm tổn thương sâu sắc lòng tự trọng của trẻ.

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân khiến trẻ mất tự tin, mặc cảm đó chính là cha mẹ. Bởi vì, những lời la mắng thiếu suy nghĩ và những lời buộc tội thờ ơ của chúng ta có thể khiến con cái trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn. Ngoài ra, khi con cái mắc sai lầm sẽ rất cần sự hướng dẫn và thấu hiểu từ cha mẹ. Nhưng lúc đó cha mẹ lại la mắng và phê bình, điều này không chỉ đẩy trẻ càng ra xa mà còn khiến con mất đi sự gắn bó và lòng tin đối với gia đình.

Nếu trẻ làm sai, có nên bị phê bình không?

Trong cuộc sống hàng ngày, nếu cha mẹ làm ngơ trước những sai lầm của trẻ và không có những hướng dẫn giáo dục nào được đưa ra vì lo con quấy khóc, thì rất có thể sẽ xảy ra hai kết quả. Một là trẻ hoàn toàn không ý thức được lỗi của bản thân và không muốn sửa sai. Hai là trẻ có thể nhận thức được lỗi của mình nhưng do cha mẹ không nhắc đến nên trẻ cho rằng hành vi này được cha mẹ chấp thuận và sẽ lặp đi lặp lại lỗi sai này.

Có thể thấy, khi trẻ mắc lỗi nếu cha mẹ không điều chỉnh ngay thì trẻ sẽ cho rằng hành vi của mình là hợp lý. Vì vậy, nếu con cái mắc lỗi ngay lần đầu tiên, cha mẹ nên kịp thời đưa ra những lời phê bình thích đáng đối với những sai lầm đó. Từ đó có thể ngăn chặn hành vi sai trái của trẻ ở hiện tại và ngăn ngừa những sai lầm tương tự bị mắc phải trong tương lai.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất cần lưu ý không phải là tất cả những lời phê bình đều có thể tạo động lực cho trẻ. Phê bình với tư cách là một phương pháp giáo dục cũng cần phải chú ý đến những kỹ thuật và cách thức. Bởi vì, chỉ những lời phê bình đúng đắn mới có thể giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.

Phê bình chỉ có hiệu quả khi được sử dụng đúng đắn

Tại sao một số trẻ vẫn không chịu nhận lỗi khi bị bố mẹ phê bình dù biết rằng hành vi của mình là không đúng? Thực tế, tình trạng này đôi khi là do cha mẹ đã phê bình không đúng cách.

1.  đừng la mắng trẻ khi đang tức giận

Đôi khi, những sai lầm của con cái khiến cha mẹ vô cùng tức giận. Khi đó, chúng ta có thể sẽ dễ mất kiểm soát và nói ra những điều không nên nói với trẻ một cách bốc đồng. Điều này có tác động tiêu cực đến các con và chính các bậc cha mẹ. Lúc này tốt nhất cha mẹ nên gạt vấn đề sang một bên, cố gắng thả lỏng bản thân rồi chọn cách phê bình, giáo dục phù hợp đối với trẻ sau khi cơn giận đã được nguôi ngoai.

2. không nhắc đến các lỗi trước đó

Khi một số bậc cha mẹ phê bình con cái, họ thường nói: “Nhìn xem, mẹ đã nói với con mấy lần rồi, nhưng con vẫn không nghe và không chịu thay đổi.” Loại phê bình này luôn dựa trên nền tảng cũ có thể dễ làm tổn thương lòng tự trọng của đứa trẻ, nên các con thường không dễ dàng chấp nhận. Cách tiếp cận đúng nên là chỉ sửa hành vi hiện tại của trẻ và tập trung vào tình huống thay vì bám vào những thiếu sót trước đó.

3. không la mắng khi đang ở nơi công cộng

Mỗi một đứa trẻ đều là một cá thể độc lập và có lòng tự trọng, cá tính riêng. Nếu như cha mẹ phê bình con ở nơi công cộng hoặc là nơi đông người chắc chắn sẽ dễ khiến trẻ nảy sinh sự phản kháng. Ngay cả khi đứa trẻ đã biết rằng mình đã làm điều gì đó sai nhưng chúng sẽ không thừa nhận lỗi lầm của mình, thậm chí là chống trả bằng cách khóc và cãi lại.

Vì vậy, khi trẻ có hành vi không tốt ở nơi công cộng, cha mẹ có thể dùng những hành động hoặc biểu hiện gợi ý như cau mày, ra hiệu để nhắc nhở trẻ. Chúng ta cũng có thể ân cần chỉ ra lỗi sai, đồng thời khuyến khích trẻ thừa nhận lỗi của mình. Điều này không chỉ giúp trẻ hình thành quan điểm đúng sai mà còn giúp trẻ hình thành lòng tự trọng và sự tự tin.

Bài viết cùng chủ đề: