Thời điểm 1999-2000, đại học là lối đi đổi đời nên nhiều gia đình sẵn sàng bán đất để dồn tổng lực nuôi con.
Trẻ con ngày xưa hết buổi đi học còn phải giúp bố mẹ làm kinh tế. Tôi ở Hà Nội, hết giờ học còn về nhà phụ mẹ bán hàng (nhà bán hàng ăn, sáng dậy từ 5h phụ với bố mẹ, đi học đến 12h trưa về nhà là rửa khoảng 100 cái bát, lau dọn cùng bố mẹ, chiều lại chuẩn bị làm hàng cho hôm sau).
Khi bố mẹ xác định cho thi đại học thì sẽ được giảm việc nhà. Ở nông thôn tôi nghĩ chắc cũng thế. Chưa kể bố mẹ còn phải đầu tư cho ôn luyện, học thêm. Thời năm 1999-2000, không đi luyện thi làm sao đỗ được đại học? Lên đại học thì bố mẹ cũng phải chắt bóp tiền của hàng tháng gửi lên.
Bối cảnh kinh tế những năm 2000 cũng rất đặc biệt (năm 1999 tôi thi đại học nên tôi nhớ rất rõ) lúc đó nền kinh tế bắt đầu mở cửa, cánh cổng trường đại học là lối đi duy nhất của thanh niên thời đó, cha mẹ nào cũng sục sôi ý chí quyết cho con thi đại học, vì nếu không đi học thì tương lai mờ mịt.
Việc các gia đình dồn tổng lực để con đi học là có thật, không hề ngụy biện
Cảm ơn các bậc cha mẹ thời đó đã quyết định rất đúng đắn, vì các bác đã tạo ra một thế hệ vượt bậc, và chính thế hệ đó đang đẩy giá đất lên cao như hiện nay. Và tôi cho rằng chẳng có gì cần tiếc nuối vì bán đất đi cả, vì tôi chưa gặp một người nào cùng thời tôi, được ăn học mà bây giờ không có nhà.
- Hồi ức về chiếc Tivi đầu tiên xuất hiện ở Sài Gòn hơn 50 năm trước
- Cô gái 9x xây nhà vườn 2 tầng mái Thái tặng mẹ, chi phí hoàn thiện 1,4 tỷ đồng
- Người mẹ khóc cạn nước mắt, tần tảo mò cua bắt ốc nuôi con lớn bị ung thư và con út bị tâm thần
- Chạy ô tô đến cạn bình xăng có hại gì không?
- Thà mua nhà đất trong ngõ nhỏ còn hơn "trèo cao" ở chung cư