Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
110 lượt xem

Lai Châu: Lão nông thu hơn 1 tỷ/năm khi nuôi gà thả đồi ăn cỏ voi như ranh

Nuôi gà thả đồi, cho ăn cỏ, ông Kiều Văn Dung, ở bản Sen Đông (xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu) có thu nhập bất ngờ. Mỗi năm, ông Dung thu hơn 1 tỷ đồng từ bán gà thương phẩm ra thị trường.

“Bén duyên” với nghề nuôi gà thả đồi

Ông Dung bắt đầu nuôi gà thả đồi từ năm 2021. Trại gà của ông Dung nằm tít trên đỉnh đồi, nhìn khá đơn giản. Trên khu đất rộng vài trăm mét vuông, ông Dung dựng cột, kèo tre, lợp mái proximang và quây lưới sắt xung quanh, làm nơi nuôi gà.

Trại gà của ông Dung có 2 cửa ra vào, một hướng ra ngoài, một mở ra đồi thông xanh tốt. Chuồng nuôi úm gà con được ông Dung xây kiên cố, cách khu nuôi thả gà thịt gần 100m.

Bên trong, ông Dung gác, buộc một số cây tre, dọc theo chuồng nuôi, cách nền chừng 50cm, để cho gà đậu. Nền chuồng nuôi gà được ông Dung rải lớp trấu, dày hơn 10cm và rắc men định kỳ, đảm bảo luôn khô ráo, không có mùi hôi.

Khi chúng tôi đến, đàn gà gần 2000 con, đang độ xuất bán của gia đình ông Dung, tự do đi lại trong chuồng và ngoài đồi thông cạnh đó. Đàn gà nhà ông Dung nhìn khá đều, con nào, con nấy cũng béo tốt, khỏe mạnh, ai thấy cũng tấm tắc khen ông mát tay.

Chỉ vào đàn gà đang nhởn nhơ bên đồi thông tươi tốt, ông Dung vui vẻ cho biết: Đây là giống gà mía Sơn Tây. Lứa gà này tôi nuôi được hơn 5 tháng rồi, đang chuẩn bị xuất bán ra thị trường. Trại gà này được gia đình tôi xây dựng từ năm 2021.

Khi chuyển lên đây xây dựng trang trại nuôi trâu bò, thấy đồi thông rộng bạt ngàn, tôi mới nảy ra ý tưởng nuôi gà thả đồi. Tôi thiết kế chuồng nuôi thoáng mát. Đàn gà tự do bay nhảy trên đồi hay trong chuồng tùy thích. Gà “chạy bộ” trên đồi nên thịt săn chắc, được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Qua câu chuyện với ông Dung, được biết: Sau khi xây dựng xong chuồng trại, ông Dung về tận quê nhà ở Sơn Tây (Hà Nội), để chọn mua gà giống về nuôi. Ông mua 2000 con gà giống, mới được 1 ngày tuổi về nuôi úm trong chuồng xây kiên cố.

“Thời kỳ úm gà con là vất vả nhất. Thời kỳ này, gà còn nhỏ nên sức đề kháng kém. Vì vậy phải chăm sóc, cho gà ăn đủ dinh dưỡng cũng như chú ý phòng bệnɦ cho chúng. Tôi dùng cót quây tròn và rải trấu xuống nền, sau đó cho gà giống vào úm. Trong thời gian úm gà con, từ 1 – 21 ngày tuổi, tôi sử dụng bóng điện để sưởi ấm cho chúng. Cũng trong thời gian này, tôi tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnɦ cho đàn gà con” – ông Dung chia sẻ.

Thu tiền tỷ từ nuôi gà thả đồi

Sau thời gian úm gà con, ông Dung không thả ra đồi luôn, mà nuôi nhốt trong chuồng. Đàn gà con từ khi mua về đến khi thả ra đồi (khoảng 60 ngày) ông Dung chủ yếu cho chúng ăn cám công nghiệp. Đàn gà con được ông Dung chăm sóc đúng quy trình kĩ thuật, cho ăn đủ dinh dưỡng nên sinh trưởng, phát triển tốt.

Khi đàn gà được khoảng 60 ngày tuổi, ông Dung chuyển chỗ ở cho chúng từ chuồng xây kiên cố sang chuồng nuôi bên đồi.

Đàn gà nhà ông Dung lúc này được tự do chạy nhảy bên đồi thông rộng rãi. Khi chuyển chỗ ở cho đàn gà, ông Dung cũng thay đổi thức ăn, khẩu phần ăn cho chúng. Thay vì cho đàn gà ăn thành nhiều bữa như trong thời kỳ úm, ông Dung chỉ cho chúng ăn 2 bữa mỗi ngày.

“Khi chuyển sang nuôi thả đồi, thay vì cho ăn cám công nghiệp, tôi cho đàn gà ăn cỏ voi nghiền nhỏ trộn với ngô, sắn nghiền. Trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát, rộng rãi, lại được cho ăn đủ dinh dưỡng, đàn gà nhà tôi sinh trưởng, phát triển tốt, dịch bệnɦ không xảy ra” – ông Dung thông tin.

Theo ông Dung, nuôi gà thả đồi vừa nhàn, vừa cho hiệu quả kinh tế cao. Gà thả đồi có sức đề kháng tốt, ít bệnɦ mà chất lượng thịt luôn đảm bảo, được nhiều khách hàng lựa chọn.

Ông Dung trồng hơn 5ha cỏ voi để làm thức ăn cho trâu bò và đàn gà mía. Ông Dung nuôi gà thả đồi theo kiểu gối đầu. Mỗi năm, ông Dung nuôi 3 lứa gà thả đồi, mỗi lứa khoảng 2000 con.

Để gà thả đồi có độ săn chắc, thịt ngon, ông Dung thường nuôi trong vòng 6 tháng mới xuất bán ra thị trường. Bán gà thịt ra thị trường với giá trung bình khoảng 120.000 đồng/kg, mỗi năm ông Dung thu hơn 1 tỷ đồng.

 

Bài viết cùng chủ đề: