Thấy giá đất địa phương được cò “bơm thổi”, tôi khuyên ngăn nhưng người anh họ nhất quyết vay hơn tỷ đồng để mua một mảnh.
Đọc bài viết Miếng đất mua 1,7 tỷ, bán lỗ 150 triệu không ai mua tôi muốn chia sẻ vài điều về tình trạng bất động sản hiện nay.
Anh họ tôi lên Sài Gòn làm việc đã lâu, nhờ tôi dọ hỏi mua đất nền dự án, nhưng tôi khuyên thật lòng nên mua đất ở mặt tiền đường lộ, có thể mắc hơn nhưng dễ làm ăn và bán lại.
Anh họ tôi mua cái nhà cấp bốn ở mặt tiền, giá rất mềm do người bán cũng là chỗ bà con, nhưng cũng mất hết gần hai tỷ đồng. Do chỉ có tiền mặt tầm một tỷ, nên anh đã thế chấp nhà và đất để vay thêm một tỷ đồng. Bây giờ mỗi tháng phải trả lãi lẫn gốc hơn 18 triệu đồng.Trước nhà tôi có cột điện án ngữ, người mua đòi bớt 10% giá tiền. 122
Hồi mới mua đất, anh nhẩm tính một hai năm sau bán ra sẽ lời tầm 300-400 triệu đồng rồi lấy vốn đầu tư làm ăn tiếp. Vậy mà đến bây giờ, sau khi đất nguội lạnh, kêu bán thì chẳng ai mua.
Dân địa phương không mua, người ở nơi khác tới xem, nghe giá thì họ chê mắc. Kêu bán mãi mà chưa được, anh cho một người khác thuê làm quán ăn với giá 5 triệu đồng một tháng. Rõ ràng, tiền thuê không đủ bù tiền lãi đi vay ngân hàng, nếu tính luôn khấu hao căn nhà cấp bốn thì lỗ chắc.
Nhiều người mua đất chỗ tôi cũng rơi vào tình trạng giống như vậy. Tôi không biết nên cười hay tội nghiệp cho họ, bởi lúc mình khuyên thật lòng thì chẳng ai nghe.
Tôi làm môi giới ký gửi mua bán đất ở địa phương mà nhiều người vẫn gọi là “cò”. Ở địa phương tôi, vùng ven một thị trấn thuộc tỉnh gần TP HCM, người dân thường ký gửi hay có nhu cầu mua đất vườn, đất ruộng mà thôi, nhu cầu về đất nền để ở thực sự rất ít.
Một lý do quan trọng là gia đình nào hầu như cũng có vài trăm mét vuông đất thổ cư, con cái ra riêng thì cứ cắt cho rồi xây nhà ở. Dân địa phương không có nhu cầu về đất nền, vậy ai có nhu cầu? Đó chính là những người đầu tư lướt sóng từ thành phố, tỉnh khác đổ về.
Từ trước dịch Covid-19, tình hình mua bán đất ở chỗ tôi bỗng nhộn nhịp hẳn. Suốt những đợt dịch bùng phát, rồi sau khi dịch tạm lắng nhiều người vẫn có nhu cầu tìm mua. Tình hình chỉ tạm lắng trong thời gian đầu năm tới nay.
Nhiều người hỏi tôi làm cò vậy chớ có để dành lô đất nào không vì họ thấy đất sốt bán có lời mắc ham. Tôi trả lời: “Tôi làm cò kiếm tiền hoa hồng, nhà đã có, đây cũng chỉ là việc thứ hai nên không có nhu cầu mạo hiểm lướt sóng”.
Vậy mà nhiều người không tin, hoặc tin thì chê tôi không thức thời. Tôi nói vậy cho tôi mượn tiền không tính lãi thì tôi mua để đó, chứ vay ngân hàng tôi oải lắm. Nghe tôi nói vậy thì họ im re chứ không nói gì thêm.
Cái chính yếu là tôi thấy rõ đất quê tôi được bơm thổi như bong bóng bởi thực sự xung quanh không có tiện ích hay công ăn việc làm gì để tạo thu nhập cho nhiều người.
Tôi thấy dân mình quan tâm đất, nhưng thường quy tiền mua ra vàng, và cái chính là giá cả được định rất cảm tính. Ví dụ ông A kêu tôi bán giùm miếng vườn, trước đó ông sẽ dọ những người đã bán được với giá bao nhiêu tiền. Thế rồi từ đó ông kêu mắc hơn một chút để người mua trả giá xuống là vừa.
Đối với đất nền cũng vậy. Cộng với “cò” từ các công ty bất động sản bơm thổi, giá cả nhảy lung tung mà rất ít phụ thuộc vào kinh tế, hạ tầng, đời sống của cư dân địa phương…
Hễ cứ nghe môi giới ca về tiềm năng có khu công nghiệp, lên thị trấn… là nhiều người lướt sóng sẽ xuống tiền mua, vay tiền cũng phải mua vì nếu không sẽ bỏ lỡ cơ hội làm giàu.
Tôi mới vừa nghe người chủ quán ăn thuê chỗ của anh họ tôi than là buôn bán ế ẩm, không đủ trả tiền nhà. Nếu ông ấy mà trả mặt bằng, thì ai sẽ là người thuê giá 5 triệu tiếp theo đây?
- Lá hẹ và công dụng chữa Viêm Họng khiến bạn bất ngờ
- Bố mẹ vay nợ, “bóp mồm” tằn tiện cho con học trường quốc tế
- 6 lý do không nên để ông bà chăm cháu quá nhiều: “Trẻ dễ hư, không vâng lời bố mẹ”
- Tỉnh sát vách Hà Nội sẽ thành thành phố trực thuộc trung ương, nơi đáng sống của vùng Đồng bằng sông Hồng
- Không phải nghèo khổ hay lấy nhầm chồng, 7 điều này mới là sự thất bại của phụ nữ