Không cần trồng, không cần chăm sóc cũng mọc sum suê, rau chốc được ví như món quà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi miền Tây sông nước.
Loại rau dại này nghe tên lạ lẫm nhưng thực chất nó là đặc sản nổi tiếng của miền Tây.
Khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm, khi nước lũ đầu nguồn tràn về cũng là là thời điểm loại rau chốc mọc lên tua tủa, xanh tốt.
Loại rau chốc mọc ở dưới nước, có thân hơi tròn, lá dẹt và dài. Chỉ cần nhổ về bỏ rễ và lá, phần thân là món ăn đặc sản. Nhiều người bị “ɴɢʜɪệɴ” món rau dại đặc sản này.
Bẹ và lá non của loại rau này có thể ăn sống trực tiếp, làm gỏi, luộc, xào, chiên, hay có mặt trong món lẩu mắm “trứ danh” của người miền Tây.
Loại rau này có vị cay và đắng nhẹ như lá hẹ, nhưng mùi không hăng nồng lên mũi.
Trước đây, bà con miền Tây nhổ bỏ hết rau chốc vì xem chúng là loại rau cỏ dại, có khi còn vươn cao hơn cả lúa, hút hết chất dinh dưỡng của đất trồng lúa.
Sau khi nhổ bỏ, loại rau chốc được tận dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Giờ đây, loại rau chốc thành đặc sản ở thành phố. Trên thị trường, rau chốc có giá 50-70 nghìn đồng/kg.
Nhờ rau chốc, nhiều người dân nghèo ở địa phương có thêm thu nhập. Đến mùa, mỗi hộ dân có thể kiếm được 500-600 nghìn đồng 1 ngày từ việc bán rau chốc.
Loại rau này không cần trồng, không cần chăm sóc cũng mọc sum suê, được ví như món quà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây.
- 3 đặc điểm cho thấy trẻ ăn bám, ỷ lại vào cha mẹ, cần phải chấn chỉnh ngay
- Sóc Trăng: Trồng giống chanh lạ không chua mà có vị ngọt, quả sai trĩu trịt đếm không xuể, có bao nhiêu bán cũng hết 120.000 đồng/kg
- Mua nhà: May mắn thoát "cú giăng bẫy" của chủ nhà và cái kết đẹp sau 10 năm nỗ lực
- Cần Thơ: Người đàn ông chuyên đi bắt ong mật ở cột điện về nuôi gia công cho các hộ nhà giàu ở miền Tây
- 5 điều trẻ sơ sinh thích mẹ làm: “Vừa ấm áp lại giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh lớn”