Ngày nay, nhiều gia đình thoát nghèo, vươn lên khá giả nhờ trồng rau má – loại rau xưa nhà nghèo ăn cứu đói.
Anh Đào Văn Pháp, hội viên nông dân ở ấp 4 xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ (tỉnh Long An) đã thoát khỏi hộ nghèo, vươn lên làm giàu
Năm 2013, sau khi lập gia đình, anh Pháp được cha mẹ cho ra riêng với 0,8 ha đất để trồng lúa. Nhà có 5 nhân khẩu, mãnh ruộng dù anh cần cù, siêng năng làm mãi nhưng vẫn không có lãi cao, do vùng đất bị phèn, lại thêm giá cả phân bón vật tư nông nghiệp ngày càng tăng.
Với sự tuyên truyền, vận động, khuyến khích của Hội nông dân xã Bình Hòa Hưng và lòng quyết tâm thay đổi giống cây trồng, nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình. Năm 2020, anh Pháp mạnh dạn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm trồng rau má ở bạn bè và quyết định chuyển đổi từ cây lúa năng suất thấp sang trồng rau má.
Năm đầu tiên, anh đầu tư múc đê, làm liếp để trồng 0,8 ha rau má, sau khi thu hoạch 4 đợt trừ các khoản chi phí anh còn lãi khoảng 250 triệu đồng nhờ rau má có giá. Ý chí và niềm đam mê làm giàu của một nông dân trẻ đã thôi thúc anh cần phải phát triển, nhân rộng hơn nữa ruộng rau má của mình.
Năm 2022, anh tiếp tục thuê đất trồng thêm 1 ha rau má. Đến nay anh đã thu hoạch được 3 lần, trừ chi phí anh còn lãi khoảng 240 triệu đồng.
Chị Huỳnh Thị Duyên Duyên, xã Long An, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
Chị Duyên cho biết, rau má có sức sống mạnh nên rất dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu, bệnɦ, chi phí đầu tư ban đầu thấp và cho thu nhập quanh năm. Chỉ cần trồng 1 lần thì cây rau má cho thu hoạch trong nhiều năm liền nên không phải tốn công cày xới đất trồng lại,…
Hiện nay, với 4.000m2 đất trồng rau má, mỗi ngày chị Duyên bán cho thương lái từ 40-50kg với giá 20.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi tháng chị có lãi khoảng 15 triệu đồng.
Chị Duyên chia sẻ: “Lúc trước, gia đình tôi có trồng lúa nhưng thu nhập thấp nên quyết định chuyển đổi cây trồng. Loay hoay lựa chọn các mô hình kinh tế, chúng tôi quyết định trồng rau má bởi nhiều tiện tích như trên. Loại rau này chi phí ban đầu ít nhưng lợi nhuận thu về ổn định”.
Cây rau má đã giúp kinh tế gia đình chị phát triển đi lên. So với các mô hình kinh tế khác, cây rau má cho thu nhập cao, ít rủi ro. Để tạo được uy tín trên thị trường và giữ được đầu ra cho nông sản, chị Duyên đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Trong quá trình trồng trọt, chị áp dụng quy trình sản xuất an toàn, bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng.
- Tết xưa – Tết nay: Trẻ con giờ mong Tết không phải vì… bánh chưng
- Nuôi con “ăn hè, ngủ đông”, ông nông dân Thái Nguyên sắm xe hơi, xây nhà lầu
- 3 điều người thông minh và từng trải ngộ ra sau muôn vàn trắc trở
- Gửi con vào nhà trẻ, 4 câu hù dọa cha mẹ không được phép nói kẻo con ghét lớp, sợ cô giáo
- Sơn La: Xây bể trên núi nuôi cá đặc sản thành công, lứa nào cũng bán hết veo