Trong Phật giáo ngoài những lời dạy của Đức Phật về chữ hiếu giữa con cái đối với cha mẹ, thì còn có những bài kinh, lời dạy về đạo làm cha làm mẹ đối với con cái.
Dạy từ thuở còn thơ. Vì vậy, là cha mẹ, nên biết những điều này để có thể nuôi dạy con thành người, trở thành người tốt, người có ích cho xã hội. Dưới đây là những điều cha mẹ nên nhớ:
Sinh con, nuôi lớn
Với đạo Phật, làm cha mẹ là cả một quá trình dài, bắt đầu ngay từ khi con hình thành trong bào thai. Khi mang thai người mẹ cần phải cẩn trọng trong mọi bề. Từ cách sinh hoạt đến thói quen ăn uống và cả trong tư tưởng, người mẹ cần hết sức lưu ý để có được một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu ăn uống bất cẩn không khoa học và giữ những thói quen sinh hoạt không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như các vấn đề khác của em bé trong bụng. Sự cẩn trọng, quan tâm đến con là tư duy luôn thường trực trong suy nghĩ của một người mẹ.
Với đứa trẻ đã chào đời đòi hỏi phải có sự tập trung cao độ mọi quan tâm từ mẹ và cha. Vì chỉ cần một chút lơ là bất cẩn, thì sức khỏe hoặc tính mạng của con trẻ sẽ rơi vào vùng nguy hiểm. Thực tế đã có những đứa trẻ lớn lên với vết sẹo cả về thể xác lẫn tinh thần do sơ suất hoặc do lỗi lầm không cố ý của ba mẹ. Hoặc đôi khi đó còn là cả tính mạng của con trẻ. Và ở đây, sự dằn vặt lương tâm sẽ là nỗi trăn trở khôn nguôi cho cả mẹ và cha mang theo đến cuối cuộc đời.
Dạy con nên người
Dạy dỗ con cái và hướng chúng bước vào đời là một trong những trách nhiệm và nghĩa vụ quan trọng của những bậc làm cha mẹ, điều này được Phật dạy trong kinh Tăng Chi. Từ thực tế cho thấy, có nhiều người sinh con ra nhưng chưa hề quan tâm đến vấn đề dưỡng dục. Họ vẫn giữ cho mình quan điểm sai lầm rằng “trời sinh voi sinh cỏ”, chính vì vậy mà đã có những đứa trẻ lớn lên trong tủi nhục, đau khổ, mang trong mình nhiều khiếm khuyết và bất hạnh.
Khi những đứa trẻ bắt đầu bộc lộ tự ngã của bản thân thì bậc là cha mẹ nhất định phải hiểu được con muốn gì và cần gì. Khi đó liệu pháp giáo dục, phương thức nâng đỡ, định hướng của ba mẹ dành cho con cũng sẽ trở nên hiệu quả và thực tế hơn.
Tuy nhiên việc yêu thương con không đồng nghĩa với việc chiều con, bao che cho những sai lầm của con. Mặc dù phản đối việc giáo dục con bằng hình phạt, tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt, với những đối tượng đặc biệt, việc cân nhắc hình phạt trong chừng mực nhất định là điều mà được Đức Phật chấp thuận.
Lập gia thất và cho con thừa tự
Khi đến tuổi trưởng thành, việc dựng vợ gả chồng cho con là lẽ thường tình, đây là trách vụ quan trọng mà Phật đã dạy làm bậc cha mẹ nên thực hiện. Ngày nay, bối cảnh xã hội thay đổi, việc hôn nhân lập gia đình là sự tự nguyện giữa hai bạn trẻ. Tuy nhiên, sự định hướng của cha mẹ đối với vấn đề này là điều cần thiết.
Ngoài ra, về vấn đề thừa tự cha mẹ cần phải hiểu rằng, của thừa tự cho con không hẳn là vật chất thuần túy hoặc tài sản cụ thể, mà có thể là phương thức tạo ra tài sản ấy. Bởi lẽ, tuy được thừa tự của cải vật chất, nhưng nếu như gặp phải nghịch tử, thì gia sản mà cha mẹ để dành sẽ nhanh chóng tiêu vong.
Hướng con về nẻo thiện lành
Với Phật giáo, cha mẹ còn một trách vụ quan trọng phải làm, đó là ngăn chặn con làm điều ác; khuyến khích con làm việc tốt, điều thiện mà ở đây chính là hướng con quy y Tam bảo.
- Chiêm ngưỡng cây cầu ngói 500 năm tuổi cổ xưa và đẹp bậc nhất Việt Nam
- Trồng mai vàng kiểu “mì ăn liền” ở Long An, Sài Gòn, cả làng mong, thương lái vẫn biệt tăm
- “Trẻ nhỏ, nhưng tổn thương lớn”: Những câu nói đùa “kém sang” của người lớn khiến trẻ nhỏ tổn thương
- 20 câu nói có thể thay đổi cuộc đời con trẻ, cha mẹ nên thường xuyên nói với con
- Ninh Bình: Nuôi loài côn trùng “bơi như cá, bay như bướm”, anh nông dân ngồi chơi cũng có 20 triệu bỏ túi mỗi tháng