Sở hữu mảnh đất 70m2 ở trong ngõ, không muốn đi thuê trọ nên đôi vợ chồng trẻ đã vay ngân hàng 300 triệu mà không phân tích kỹ nên làm vào cảnh nợ ngập đầu.
Đó là câu chuyện buồn nhà chị Trần Thị Quế ở Hoài Đức, Hà Nội. Thậm chí, sau khi vay ngân hàng được 3 năm, nhà chị Quế nợ nần liểng xiểng và không còn khả năng thanh toán món nợ đó với ngân hàng. Vì thế, chị đang tính phải bán ngôi nhà vừa xây 3 năm trước để trả nợ.
25 tuổi, chị Quế kết hôn. Cưới xong, bố mẹ chồng chị cho ở riêng ngay. Vì nhà chồng chị không khá giả nên chỉ có mảnh đất thổ cư 70m2 trong ngõ nhỏ ở làng cho vợ chồng con trai. Chính bởi thế, trước lựa chọn phải đi ở trọ hoặc xây nhà, chị Quế liều quyết định vay tiền xây căn nhà cấp 4 . Khi đó chị nghĩ có cái nhà là yên ổn, an cư lạc nghiệp.
Vợ chồng chị đều là công nhân một nhà máy may trên địa bàn. Thu nhập của hai vợ chồng được khoảng 12 triệu/tháng nếu đi làm đầy đủ. Do ở quê nên chi tiêu trong gia đình chị Quế không tốn kém lắm. Một tháng, vợ chồng trẻ cố gắng chi tiêu trong 5 triệu, còn 7 triệu để dành tích lũy xây nhà.
“Tính toán vậy thấy cũng hợp lý nên vợ chồng tôi quyết định thế chấp sổ đỏ để vay ngân hàng 300 triệu. Ông bà ngoại cho 50 triệu đồng nữa, cũng đủ để vợ chồng tôi xây căn nhà cấp 4 có một gác xép trên mảnh đất bố mẹ chồng cho”, chị Quế kể lại.
Chị Quế cũng cho biết, chị vay ngân hàng 300 triệu bằng hình thức thế chấp sổ đỏ trong thời hạn 5 năm, mức lãi suất vay là 10%/năm nên tiền lãi vợ chồng chị phải trả 2,3 triệu đồng mỗi tháng. Số tiền này có thể khác nhau một chút do số ngày trong tháng khác nhau.
“Ngoài vay tiền ngân hàng, vợ chồng mình còn vay thêm của người thân 50 triệu đồng nữa để mua sắm thêm vật dụng trong nhà như bàn ghế, ti vi, tủ lạnh… Như vậy, tổng số tiền vợ chồng tôi nợ sau khi xây nhà là 350 triệu đồng”, chị Quế nhẩm tính.
Năm đầu tiên, vợ chồng chị đi làm bình thường nên trả hết được nợ hàng tháng. Đặc biệt, số tiền 50 triệu nợ người quen chị Quế cũng trả được ngay trong năm đầu nhờ 7 triệu dành dụm được mỗi tháng của hai vợ chồng.
Song bước sang năm thứ hai, công ty may của chị Quế bắt đầu làm ăn khó khăn vì thị trường xuất khẩu sang các nước bị chững lại, hàng may lại lỗi nhiều. Vì thế, công ty chị tinh giản một số nhân viên.
“Tôi không còn việc làm, phải về nhà làm ruộng. Còn chồng tôi thì vẫn được đi làm nhưng lương bị giảm còn 5 triệu/tháng. Đúng lúc tôi định đi xin việc mới thì lại có bầu. Do bầu bí, mấy tháng đầu nghén nặng quá nên tôi đành phải ở nhà. Do vậy mọi khoản chi tiêu chỉ gói gọn trong đồng lương của một mình ông xã. Vợ chồng tôi phải tằn tiện tiêu trong 2,7 triệu để mỗi tháng có 2,3 triệu trả ngân hàng”, chị Quế kể.
Vì bầu yếu, lại không an toàn nên chị Quế phải nghỉ làm suốt. Mọi chi tiêu tiền sữa bầu, tiền chi tiêu, thăm khám thai, tiền ngân hàng… tất cả đều trông chờ vào đồng lương 5 triệu đồng của chồng.
“Từ đó, vợ chồng tôi toàn phải vay mượn thêm. Từ lúc tôi bầu cho đến khi sinh con, chúng tôi phải vay mượn để chi tiêu khoảng 80 triệu. Sau sinh con khoảng 7 tháng, tôi đành phải gửi con nhờ bà nội trông để đi làm. Nhưng vì con hay ốm nên mẹ phải thường xuyên phải nghỉ làm. Mỗi tháng đi làm tiền lương chỉ được khoảng 3 triệu, mỗi khi con ốm đau nhập viện cũng hết, thậm chí vẫn phải vay mượn. Đến nỗi hai năm sau đó, chúng tôi vay mượn người thân để chi tiêu khoảng 100 triệu nữa”, chị Quế lo lắng.
Suốt mấy tháng nay, vợ chồng chị Quế lại lao đao hơn vì chỗ làm của chị do ảnh hưởng bởi dịch nên chậm lương không trả được nhân viên. Dù cuộc sống khó khăn lại đúng thời điểm dịch như vậy, con thì nhỏ nhưng chị vẫn cố gắng bám trụ. Chị hy vọng, bà chủ chỗ làm sẽ sớm trả tiền lương mấy tháng nay dù hơi muộn.
“Vợ chồng lại chi tiêu trong 5 triệu lương của chồng nên không đủ, có tháng còn không trả được nợ ngân hàng nếu không vay mượn thêm người thân. Nhưng vay nhiều ai cũng ngán ngẩm không dám cho vay. Quá khó khăn về tài chính, lại luôn lo toang với món nợ 300 triệu ngân hàng và 100 triệu nợ người thân nên tôi bàn với chồng bán nhà đi để trả nợ”, chị nói.
Căn nhà của vợ chồng chị hiện có khách trả 800 triệu đồng. Ban đầu, chồng chị không đồng ý cho bán nhà vì cho rằng bán đi là hết. Chưa kể, đây lại là đất bố mẹ đẻ cho. Nhưng suy đi tính lại, hoàn cảnh khó khăn như vậy nên cuối cùng cả hai vẫn thấy giải pháp bán nhà để trả nợ là đúng nhất.
“Giờ số nợ của vợ chồng tôi đã lên tới 400 triệu, trong khi thu nhập hàng tháng chỉ đủ để trang trải cuộc sống tằn tiện. Chưa kể lúc con cái có bị gì thì khó có khả năng trả được nợ. Nếu cứ kéo dài tình trạng như này thì sau 2-3 năm nữa tiền lãi các khoản phát sinh dễ mất trắng căn nhà.
Do đó bán nhà đi trả nợ còn dư ra được hơn 400 triệu, vợ chồng tôi sẽ mua miếng đất nhỏ ở xa để đó rồi đi thuê nhà ở một thời gian, chờ cơ hội tính tiếp. Đành phải ở trọ sau 5-7 năm nữa có tiền rồi xây lại nhà vậy. Thuê nhà trọ giờ khoảng 1,5 triệu ở quê/tháng thì mọi thứ đỡ áp lực hơn. Số tiền còn lại để chi tiêu gia đình”, chị Quế cho hay.
- Bình Phước: Nuôi con chả tốn tiền mua thức ăn, hàng ngày hốt “phân vua”, anh nông dân bán 35 ngàn đồng/kg
- 18 năm khổ sở vì con đường gần 1km, đội vốn hàng trăm tỷ đồng
- 13 kỹ năng “thép” trong quân đôi giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực
- Khi ân ái, chồng làm đủ 5 điều này chứng tỏ chàng rất chung thủy và yêu vợ, chẳng lo có bồ
- Dưới bầu trời này, có ai, có ai không phải là “nhà quê”?