Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
121 lượt xem

Mạnh dạn bỏ lúa, trồng giống lựu "khủng", da đỏ như son thu lãi 1 tỷ đồng/năm.

Dùng 400 triệu đồng cải tạo, chuyển đổi từ đất lúa sang trồng lựu Peru, chỉ hơn một năm canh tác, anh Dương Hữu Nghị (33 tuổi, ngụ tại An Giang) đã thu hồi vốn và lãi từ 1 tỷ đồng/năm.

Gốc con nhà nông, sẵn niềm đam mê với ruộng đồng, trồng trọt, anh Dương Hữu Nghị (ngụ tại xã Vĩnh Chánh, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) từng 2 lần dấn thân khởi nghiệp nhưng không thành công.

Không nản chí, năm 2019, anh Nghị tình cờ biết đến giống lựu Peru. Sau tìm hiểu, anh nhận thấy giống lựu này có thể phát triển ở vùng đất nắng và giàu phù sa như miền Tây nên đặt mua 1.000 cây lựu giống với giá 120.000 đồng/cây.

“Suy nghĩ của tôi khi ấy rất đơn giản, “liều thì ăn nhiều” thôi. Nhưng trước đó, tôi đã nghiên cứu kỹ thuật trồng lựu trên mạng xã hội rồi nhờ bạn bè mua hộ cây giống ở Peru. Trồng 6 tháng lựu trổ bông và đủ một năm có trái vụ đầu, 1.000 cây chỉ hao hụt 3 – 4 cây. Thấy vậy, tôi mạnh dạn nhân giống hiện giờ đã được 1.400 gốc lựu”, anh Nghị chia sẻ.

Theo anh Nghị, lựu Peru rất ưa sống ở nơi khô ráo, thời tiết nóng, thế nên khi chuyển đổi từ đất lúa sang trồng lựu, anh đã lên liếp rất cao để cây không bị ngập úng. Khoảng cách tối ưu từ mặt nước đến mặt liếp khoảng 60-70cm, mỗi cây cách nhau 3m.


Lựu Peru khi chín có màu đỏ như son, hạt mọng nước có vị ngọt và thơm dai. Đặc biệt trái rất to nặng khoảng 500-800g. Sắp tới anh dự định bán 250.000 đồng/kg (Ảnh: Bảo Kỳ).

Được biết, ngay từ khi bắt tay phát triển mô hình trồng cây lựu đỏ Peru, anh Nghị đã chọn lựa phát triển theo hướng hữu cơ, tạo ra nông sản sạch cung ứng cho thị trường.

“Trong suốt quá trình chăm sóc, tôi sử dụng các loại phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học để cải tạo đất, tăng chất dinh dưỡng để cây lựu phát triển tốt nhất.

Khi lựu kết trái, cây rất dễ mắc bệnh thán thư và thối tim, nếu không xử lý kịp thời, trái dễ rụng, hao hụt cao”, anh Nghị cho hay.

Dù trồng ở Việt Nam nhưng lựu Peru phát triển rất tốt, trái to, trọng lượng từ 500 đến 800g mỗi quả. Lựu Peru khi chín có màu đỏ như son, hạt đỏ thẫm, mọng nước ăn rất ngọt và thơm.

Trước đây, do số lượng cây còn ít nên anh Nghị chưa bán trái thương phẩm chủ yếu chiết nhánh bán cây giống. Với 1.400 gốc lựu, mỗi năm anh cung cấp khoảng 40.000 cây giống, giá từ 80.000 đến 120.000 đồng/cây, trừ hết chi phí, 8X lãi trên 1 tỷ đồng.

“Thời điểm trước tôi tập trung sản xuất giống nhằm cung cấp và phát triển giống cây trồng mới cho bà con chuyển đổi. Nhưng từ năm nay, tôi sẽ dưỡng vườn cho cây mang trái, cải tạo và xây dựng thêm một số cơ sở hạ tầng phục vụ đón khách tham quan”, anh Nghị tiết lộ về dự án bản thân ấp ủ.

Anh Nghị còn tạo thu nhập cho lao động lớn tuổi ở địa phương với mức lương từ 5 triệu đồng/tháng (Ảnh: Bảo Kỳ).

Bài viết cùng chủ đề: