Mục đích của việc bảo dưỡng là khắc phục những hao mòn để các hệ thống trong xe có thể làm việc ở trạng thái tốt nhất. Đây cũng là công đoạn mà nhiều tài xế cần chú ý kiểm tra, thực hiện trước khi đi đăng kiểm.
Lịch bảo dưỡng xe Toyota
Theo lịch bảo dưỡng của hãng xe Toyota, xe cần được bảo dưỡng định kỳ sau mỗi 5.000 km. Toyota Việt Nam phân nội dung bảo dưỡng định kỳ thành 4 cấp sau:
– Bảo dưỡng cấp nhỏ: 5.000 km – 15.000 km – 25.000 km – 35.000 km…
– Bảo dưỡng cấp trung bình: 10.000 km – 30.000 km – 50.000 km – 70.000 km…
– Bảo dưỡng cấp trung bình lớn: 20.000 km – 60.000 km – 100.000 km – 140.000 km…
– Bảo dưỡng cấp lớn: 40.000 km – 80.000 km – 120.000 km – 160.000 km…
Lịch bảo dưỡng xe Honda, Mazda và KIA
Theo lịch bảo dưỡng của hãng xe Honda, xe ôtô của hãng này cần được bảo dưỡng lần đầu sau 1.000 km đầu tiên. Các lần bảo dưỡng định kỳ tiếp theo là sau mỗi 5.000 km hoặc sau từ 3 – 6 tháng (tùy trường hợp nào đến trước).
Trong đó, đặc biệt có các mốc quan trọng sau: 20.000 km, 40.000 km, 60.000 km, 100.000 km, 120.000 km, 140.000 km, 160.000 km, 180.000 km, 200.000 km…
Lịch bảo dưỡng xe Hyundai
Theo lịch bảo dưỡng xe Hyundai, xe cần được bảo dưỡng định kỳ sau mỗi 5.000 km. Hyundai phân nội dung bảo dưỡng định kỳ thành 4 cấp sau:
– Bảo dưỡng cấp 1: 5.000 km – 15.000 km – 25.000 km…
– Bảo dưỡng cấp 2: 10.000 km – 30.000 km – 50.000 km…
– Bảo dưỡng cấp 3: 20.000 km – 60.000 km – 100.000 km…
– Bảo dưỡng cấp 4: 40.000 km – 80.000 km – 120.000 km…
Lịch bảo dưỡng xe Ford
Theo lịch bảo dưỡng của hãng xe Ford, xe cần được bảo dưỡng lần đầu sau 1.000 km đầu tiên. Các lần bảo dưỡng định kỳ tiếp theo là khi odo đạt 10.000 km, và tiếp tục là sau mỗi 10.000 km.
Lịch bảo dưỡng xe Mitsubishi
Theo lịch bảo dưỡng xe Mitsubishi, xe cần được bảo dưỡng lần đầu sau 1.000 km đầu tiên. Các lần bảo dưỡng định kỳ tiếp theo là sau mỗi 5.000 km hoặc sau 4 tháng (tùy trường hợp nào đến trước).
Lịch bảo dưỡng xe VinFast
Theo lịch bảo dưỡng xe VinFast, xe cần được bảo dưỡng định kỳ sau mỗi 7.500 km hoặc sau mỗi 6 tháng (tùy theo điều kiện nào đến trước).
Theo các hãng xe, lịch bảo dưỡng chi tiết của mỗi mẫu xe có thể khác nhau. Để biết chính xác lịch bảo dưỡng định kỳ của xe mình, người chủ xe có thể tham khảo thông tin hướng dẫn cho tiết trong sổ hướng dẫn sử dụng xe, sổ bảo hành xe được hãng bàn giao khi nhận xe hay liên hệ trực tiếp đến hãng xe.
Một số hãng xe hiện nay có ứng dụng theo dõi và nhắc nhở lịch bảo dưỡng hay một số hãng xe hạng sang còn có dịch vụ gọi điện nhắc khách hàng khi xe đến kỳ hạn bảo dưỡng. Chủ xe có thể tham khảo sử dụng những ứng dụng hay dịch vụ này để bảo dưỡng xe đúng hạn, nhằm đảm bảo xe và các chi tiết máy móc hoạt động bền bỉ và tốt nhất.
- Đắk Nông: Trồng “khoai đất lạ”, anh nông dân vùng biên thu tiền tỷ mỗi năm
- Nhà trong hẻm 5 m, mua ôtô nửa năm tôi đã phải bán vì "bất tiện"
- Lá hẹ và công dụng chữa Viêm Họng khiến bạn bất ngờ
- Sơn phủ gầm xe ô tô là gì? Có thực sự cần thiết
- Owners Have Dog’s Eyes Removed Rather Than Treat Infection, Dump Him At Shelter Afterwards