Nuôi bò sinh sản, anh Bùi Văn Việt, bản Chiềng Thi, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu (Sơn La) có lãi không dưới 300 triệu đồng/năm.
Chọn nuôi bò sinh sản để phát triển kinh tế
Sau khi được Hội Nông dân huyện Yên Châu (Sơn La) giới thiệu, chúng tôi tìm đến mô hình trồng cỏ nuôi bò sinh sản của gia đình anh Bùi Văn Việt, bản Chiềng Thi, xã Chiềng Pằn (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La). Vốn là nông dân, sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, với vài trăm m2 đất ruộng, đất ngô và chỉ chăn nuôi vài con lợn, con gà, có cố làm đến mấy cũng chỉ đủ ăn qua ngày.
Anh Bùi Văn Việt có thu nhập cao từ mô hình nuôi bò sinh sản.
Quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất nghèo, anh Việt đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày sang trồng cỏ phát triển nuôi bò sinh sản.
Mô hình nuôi bò sinh sản của gia đình anh là một trong nhưng mô hình có quy mô lớn ở vùng đất này, mỗi lứa nuôi duy trì từ 35-40 con bò mẹ sinh sản. Từ việc trồng cỏ, nuôi bò mỗi năm cho gia đình anh thu lại không dưới 300 triệu đồng/năm.
Ngắt công tắc điện chiếc máy băm cỏ, đưa chúng tôi tham quan một vòng khu trang trại, anh Việt tâm sự: Gia đình anh quê gốc ở huyện Kim Động (Hưng Yên) bố mẹ anh lên khai hoang ở vùng Chiềng Pằn (huyện Yên Châu, Sơn La) từ những năm 1965 của thế kỷ trước.
Be con sau khi chăm sóc từ 8-10 tháng tuổi có thể xuất bán.
“Thời điểm đó vùng đất này vô cùng khó khăn và nghèo đói, người dân nơi đây chỉ biết trông chờ vào cây ngô, cây sắn trên nương, có chăn nuôi cũng chỉ vài con gà, con vịt phục vụ gia đinh cho nên thu nhập rất eo hẹp, gia đình tôi cũng không ngoại lệ”. anh Việt nói.
Không chịu khuất phục trước những khó khăn, quyết tâm tìm cho mình một hướng đi mới để có thu nhập. Anh Việt tìm đến nhiều mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập cao ở trong huyện, trong tỉnh, thẩm chí ở các tỉnh thành lân cận từ mô hình trồng cây ăn quả, trồng rừng đến chăn nuôi để học hỏi.
Nhận thấy mô hình trồng cỏ nuôi bò sinh sản phù hợp với thực tế của gia đình, có thể áp dụng và phát triển được, anh Việt đã bàn bạc với gia đình phát triển kinh tế theo hướng đi mới này.
Năm 2010, với số vốn ít ỏi của gia đình, anh Việt đã đầu tư xây dựng chuồng trại, mua bò giống về chăn nuôi theo hình thức nuôi bò sinh sản nhốt chuồng.
Toàn bộ chất thải trong chăn nuôi bò sẽ được anh Việt sử lý, ủ hoai mục làm phân bón cho cây trồng.
Mới đầu, khi còn ít vốn, cộng với việc chưa có kinh nghiệm chăn nuôi, gia đình anh nuôi giống bò cỏ địa phương, mặc dù đàn bò của gia đình sinh trưởng và phát triển tốt, bước đầu đã sinh sản, tuy nhiên vị là giống bò cỏ, con bé nên giá cả thập, có làm thì lợi nhuận không cao.
Mở rộng quy mô nuôi bò sinh sản để tăng thu nhập
“Chăn nuôi nhỏ lẻ nhiều năm tôi nhận thấy không mang lại hiệu quả cao. Nhiều đêm trăn trở tìm cách đột phá trong chăn nuôi. Với suy nghĩ đó, năm 2018, cùng với sự hỗ trợ của Hội Nông dân về vốn vay, gia đình tôi đã đầu mở rộng chuồng trại, với 3 khu chăn nuôi riêng biệt ho đàn bò mẹ sinh sản, bê con và bò đực vỗ béo….”, anh Việt cho hay.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh, gia đình anh Bùi Văn định kỳ tiêm vacxin theo khuyến cáo của khuyến nông.
Ngoài đầu tư khu chuồng nuôi, gia đình tôi con đầu tư hệ thống xử lý chất thải, hầm biogas nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo vệ sinh thú y trong chăn nuôi. Toàn bộ chất thải trong chăn nuôi bò sẽ được gia đình anh tận dùng làm phân bón cho đồng cỏ.
Chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi bò sinh sản cho hiệu quả kinh tế cao, anh Việt cho biết: Trong chăn nuôi bò sinh sản điều đầu tiên phải trau dồi vốn kinh nghiệm. Đặc biệt, chăn nuôi bò sinh sản phải làm quy mô lớn chứ nuôi nhỏ lẻ không mang lại hiệu quả cao, đầu tư công nghệ cao vào chăn nuôi.
Ngoài thức ăn tươi, gia đình anh Bùi Văn Việt tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như rơm, gọn mía để làm thức ăn ủ ướp cho đàn bò của gia đình.
Cần chọn bò giống là một yếu tố quan trong quyết định đến việc thành bại trong chăn nuôi. Ngoài ra cần chú ý đến định kỳ tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn bò.
“Đối với bò cái sinh sản, gia đình anh chọn giống bò lai sind, còn bò vỗ béo thì gia đình anh chon nuôi bò 3b. Theo anh Việt lý giải, với các giống bò này có ưu điểm là lớn nhanh, khỏe mạnh điều đặc biệt là khung to, bán được giá cao hơn so với giống bò khác” anh Việt nói.
Đây cũng là nguồn thức ăn chính cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho đàn bò. Ngoài ra để bò mau lớn, đẹp, gia đình anh còn kết hợp cho bò ăn cám ngô, cám gạo…
Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn bò, gia đình anh đã chuyển đổi hơn 1,5ha đất trồng ngô không hiệu quả sang trồng cỏ voi.
Với kỹ thuật nuôi bò khoa học, đàn bò của gia đình anh lớn nhanh, cho năng suất cao và bán được giá cao. Một năm, gia đình anh Việt xuất bán từ 30-35 con bò giống và 10-12 bò vỗ béo. Sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu lãi trên 400 triệu đồng.
- 3 cột mốc quan trọng trong đời một đứa trẻ: 1 tuổi, 6 tuổi, 12 tuổi cha mẹ cần chú ý
- Hồi ức Sài Gòn năm 1970: Những sắc màu tuyệt đẹp
- Cây cầu “bất ổn” ở Hà Nội được lắp camera thông minh cảnh báo xe từ xa
- Thấy bạn bè thi nhau khoe nhà ở tuổi 25, tôi vay nợ để mua chung cư rồi hối tiếc suốt 7 năm trời
- Nhờ mua nhà chung cư 50 năm nên có dư tiền đầu tư đất: Lãi “vài tỷ bạc” nhàn tênh