Trẻ nên đi ngủ lúc 10 giờ hoặc sớm hơn, để có thể đạt được giấc ngủ sâu lúc 11 giờ nhằm thuận lợi cho việc tiết hormone tăng trưởng, để sớm đạt chiều cao lý tưởng.
Ngày nay, hầu hết các gia đình đều có thể cung cấp điều kiện dinh dưỡng tốt hơn cho con cái, nhưng một số trẻ vẫn không cao lớn thêm, thậm chí trẻ biếng ăn trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng thấp còi.
Theo các chuyên gia, quá trình cao lên của trẻ không chỉ ảnh hưởng bởi dinh dưỡng, mà còn tác động từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó giấc ngủ có phần ảnh hưởng lớn. Đối với con người, đặc biệt là trẻ em, giấc ngủ có tầm quan trọng như thức ăn vào nước uống hàng ngày, trẻ ngủ đúng giờ đủ giấc sẽ tác động tích cực đến quá trình phát triển trong tương lai.
Một giấc ngủ sâu rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Ngủ chính là thời điểm não bộ nạp lại năng lượng. Khi ngủ sâu giấc sẽ giúp tăng cường trí nhớ, độ tập trung và khả năng học tập của con người.
Trong khi đó, nếu trẻ không đạt được giấc ngủ sâu, thường xuyên thức khuya thì khả năng cao lên của trẻ sẽ bị giảm, chiều cao có thể giảm đi 5cm so với bạn bè cùng trang lứa. Bởi hormone tăng trưởng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao của trẻ, khi chìm vào giấc ngủ sâu là lúc nếu hormone ở trẻ tiết ra mạnh nhất. Do đó, nếu muốn con tăng trưởng để đạt được chiều cao lý tưởng, cha mẹ nên khuyến khích trẻ ngủ sớm, đúng giờ, hạn chế thức khuya.
Vì sao trẻ ngủ muộn lại ảnh hưởng đến chiều cao?
Hormone tăng trưởng là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến chiều cao của trẻ sau gen di truyền. Nói chung, quá trình tiết hormone tăng trưởng của trẻ bắt đầu vào lúc 10 giờ tối và đạt giá trị tối đa trong khoảng từ 11 giờ đến 2 giờ sáng. Trong thời gian này, việc tiết hormone tăng trưởng chiếm khoảng 40%.
Và chỉ sau khi trẻ bước vào trạng thái ngủ sâu, hormone tăng trưởng sẽ bắt đầu tiết ra. Do đó, nên đi ngủ lúc 10 giờ hoặc sớm hơn, để có thể đạt được giấc ngủ sâu lúc 11 giờ, nếu không việc tiết hormone tăng trưởng sẽ giảm đi rất nhiều, từ đó khả năng đạt được chiều cao sẽ tự nhiên cũng bị giảm đi.
Nếu trẻ không đạt được giấc ngủ sâu, thường xuyên thức khuya thì khả năng cao lên của trẻ sẽ bị giảm, chiều cao có thể giảm đi 5cm so với bạn bè cùng trang lứa.
Nếu trẻ không đạt được giấc ngủ sâu, thường xuyên thức khuya thì khả năng cao lên của trẻ sẽ bị giảm, chiều cao có thể giảm đi 5cm so với bạn bè cùng trang lứa.
Trên thực tế, tất cả các bộ phận trên cơ thể đang tự phục hồi trong quá trình con người chìm vào giấc ngủ. Nếu trẻ thức khuya, các cơ quan khác nhau trong cơ thể sẽ phải làm việc nhiều hơn mà không được nghỉ ngơi đầy đủ, toàn bộ quá trình trao đổi chất sẽ bị gián đoạn.
Bản thân trẻ đang trong giai đoạn phát triển, và quá trình trao đổi chất hiệu quả có thể giúp phát triển tế bào và thải chất thải. Tốc độ trao đổi chất chậm lại, sự phát triển tự nhiên cũng chậm lại và dễ xảy ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.
Vì vậy, đi ngủ sớm và đạt được trạng thái ngủ ngon thực sự quan trọng đối với trẻ. Do đó, cha mẹ nên khuyến khích và giúp trẻ duy trì thói quen ngủ sớm, nhằm giúp cơ thể đạt được chiều cao lý tưởng và khỏe mạnh hơn.
Cha mẹ nên làm gì nếu trẻ thường xuyên ngủ muộn?
Theo các chuyên gia, để trẻ hình thành thói quen ngủ sớm, cha mẹ có thể tham khảo 3 thủ thuật sau đây:
Không tạo áp lực học hành lên trẻ
Hiện nay, không chỉ riêng người lớn, mà trẻ nhỏ cũng có những áp lực riêng và nó dường như đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của trẻ, ví dụ rõ ràng nhất là nhiệm vụ học tập của nhiều trẻ ngày càng trở nên khó khăn hơn. Bài tập về nhà và một số nhiệm vụ ở lớp học đã trở thành gánh nặng đối với trẻ, và đôi khi trẻ không thể hoàn thành trước nửa đêm.
Cha mẹ không cần tạo áp lực quá lớn cho con, có thể giảm bớt gánh nặng cho con một cách hợp lý, không để thời gian của con bị vắt kiệt bởi những bài học nhàm chán.
Cha mẹ không cần tạo áp lực quá lớn cho con, có thể giảm bớt gánh nặng cho con một cách hợp lý, không để thời gian của con bị vắt kiệt bởi những bài học nhàm chán.
Thực tế, cha mẹ không cần tạo áp lực quá lớn cho con, có thể giảm bớt gánh nặng cho con một cách hợp lý, không để thời gian của con bị vắt kiệt bởi những bài học nhàm chán. Đồng thời, sắp xếp thời gian hợp lý, cố gắng bắt đầu sớm nhất có thể và kết thúc sớm hơn, không chiếm thời gian ngủ của trẻ.
Khuyến khích trẻ hình thành thói quen tốt
Một số trẻ chưa hình thành thói quen ngủ tốt ngay từ khi còn nhỏ, nhiều trẻ thích sử dụng các thiết bị điện tử, chơi game quá nhiều vào ban đêm. Nếu muốn trẻ hình thành thói quen đi ngủ sớm thì cha mẹ nên loại bỏ những thói quen không tốt này và để trẻ có một thói quen lành mạnh và đều đặn.
Cha mẹ nên làm gương cho con
Hầu hết những hành vi của con cái phần lớn đều xuất phát từ việc trẻ học theo cha mẹ, chính vì vậy, nếu cha mẹ thường xuyên thức khuya, ngủ muộn thì trẻ cũng có thể tiếp thu những thói quen này.
Khi thấy cha mẹ vẫn đang xem TV, sử dụng điện thoại di động, bọn trẻ sẽ nảy sinh tâm lý “người lớn làm được vậy mình cũng làm được” hoặc phải đợi bố mẹ ngủ chung. Và nếu bản thân các bậc cha mẹ thích thức khuya nhưng lại ép buộc trẻ ngủ sớm bằng lời nói thì khó thuyết phục được con cái.
Vì vậy, cha mẹ muốn con đi ngủ sớm thì trước hết phải có những thay đổi từ chính bản thân mình để trẻ nhận ra rằng đi ngủ sớm không khó, đi ngủ sớm là đúng.
Ngoài việc giúp trẻ cao lớn, việc đi ngủ sớm thực sự còn giúp trẻ tập trung tốt hơn và kiểm soát cảm xúc tốt hơn khi học vào ngày hôm sau, có thể nói là có lợi mà không có hại. Và những thói quen của trẻ khi còn nhỏ thường sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống lâu dài của trẻ trong tương lai.
- Nguồn gốc của Phở không phải Hà Nội, Nam Định mà là từ một người ‘không phải ai cũng biết’
- Tỉnh sát vách Hà Nội sẽ thành thành phố trực thuộc trung ương, nơi đáng sống của vùng Đồng bằng sông Hồng
- Đàn ông ít có khả năng ngoại tình thường có 7 đặc điểm này, chồng bạn có không?
- Vì sao đàn ông thích chạm ngực phụ nữ khi hôn lẫn khi ân ái?
- 3 bí quyết “mắng” con để con nghe lời, ngoan ngoãn!