Lứa lợn đầu tiên, anh Trần Đình Ngọc “lỗ sấp mặt”, phải bỏ không chuồng trại mới đầu tư. Không cam tâm, 3 năm sau, người đàn ông này quay lại nuôi lợn và thắng lớn.
Lỗ thê thảm khi mới khởi nghiệp
Sinh ra và lớn lên ở xã biên giới Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, anh Trần Đình Ngọc (SN 1977, trú bản Xiềng) thuộc diện “dân cày không có ruộng” do đất sản xuất lúa ở đây quá ít. Sau thời gian khá dài tích lũy được ít vốn liếng, anh Ngọc bàn với vợ xây dựng trang trại để nuôi lợn.
Năm 2015, anh Ngọc dốc toàn bộ tài sản tích góp, xây dựng 2 khu chăn nuôi lợn công nghiệp trị giá 1,8 tỷ đồng và đầu tư gần nửa tỷ đồng mua con giống, thức ăn… để khởi nghiệp bằng nghề nuôi lợn. Tuy nhiên, câu châm ngôn “nuôi lợn ăn cơm nằm” không hề đúng với mô hình chăn nuôi công nghiệp, khi người chăn nuôi không thể lấy sự chăm chỉ, chịu khó để giải quyết các khó khăn vì phải phụ thuộc thị trường.
“Thời điểm đó, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao vùn vụt, chỉ một thời gian ngắn là tôi cụt vốn, phải cầm cố sổ đỏ của mình và mượn thêm một sổ đỏ của ông anɦ rể để vay 800 triệu đồng mua thức ăn. Khi đó, trong chuồng của tôi có 53 con lợn nái, 600 con lợn thịt, nuôi ngày nào là chết tiền ngày đó”, anh Ngọc nhớ lại.
Giá thức ăn cao, giá lợn lại rớt thê thảm, mà muốn đẩy hàng sớm cũng không có người mua. Càng nuôi càng lỗ, anh Ngọc phải “bán non” cả đàn cho một sơ sở thu mua ở TP Vinh (Nghệ An) với giá 300 triệu đồng. “Lứa lợn đầu tiên tôi trắng tay, lỗ 1,2 tỷ đồng, chưa tính chi phí bỏ ra xây chuồng trại”, anh Ngọc cho biết.
Tháng 8/2017, trang trại giải thể. Nhìn khu chăn nuôi trống huơ trống hoác, anh Ngọc ứa nước mắt. Âm vốn, thị trường bấp bênh, anh quyết định tạm gác giấc mơ làm giàu, quay về nghề xây dựng trước đó để kiếm tiền trả nợ.
Chia cơ hội làm giàu với dân bản – triết lý “mọi người cùng giàu”
Giữa năm 2019, khi thị trường bắt đầu khởi sắc, anh Ngọc bàn với vợ chơi một cú tất tay cùng loài vật nuôi này. Thực ra trong tâm trí, chưa bao giờ anh quên giấc mơ làm giàu từ chăn nuôi. Trong thời gian gián đoạn, khu chuồng trại chăn nuôi vẫn được coi sóc cẩn thận nên khi quay lại, gần như không phải sửa sang gì. Anh Ngọc bán hết máy móc xây dựng để nuôi lợn.
“Khi biết tôi chăn nuôi lợn trở lại, chính quyền địa phương hết sức quan tâm, hỗ trợ. Xã đầu tư cho tôi 100 triệu đồng bằng hiện vật là 60 con lợn đen bản địa, tôi háo hức bắt tay vào khởi nghiệp lần 2. Hai vợ chồng dậy từ 4h, nấu cám gạo, thức ăn, lợn nuôi thả rông nên chất lượng đáp ứng thị trường và được giá”, anh Ngọc kể.
Nếu tính chi phí, công sức bỏ ra thì lứa lợn đen bản địa này anh Ngọc không có lãi nhưng sự cái được nhất của anh là có động lực để tiếp tục thực hiện kế hoạch dang dở. Vay mượn thêm, anh đầu tư nuôi lợn siêu nạc theo hướng tự động nhằm giảm sức lao động, giảm chi phí nhân công.
Nhờ lắp đặt thiết bị hỗ trợ ở máng thức ăn và vòi nước, lợn có thể tự “lấy” cám và nước khi cần. Bù lại, vợ chồng anh Ngọc chỉ cần kiểm tra nguồn thức ăn trong máng và bổ sung khi hết. Tính ra, tổng thời gian chăm sóc đàn lợn gần 400 con của hai vợ chồng anh chỉ gói gọn trong 5-6 tiếng đồng hồ/ngày.
Hiện trang trại chăn nuôi của anh Ngọc vận hành theo quy trìnɦ khép kín, từ nguồn con giống đến xuất bán lợn thịt. Anh mua 4 con lợn giống ông bà và 42 con lợn nái, ngoài việc chủ động nguồn giống để chăn nuôi “gối vụ”, anh loại trừ được nguy cơ mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập. Bằng mô hình nuôi công nghiệp theo quy trình khép kín, trung bình 5 tháng trang trại anh Ngọc xuất bán một lứa lợn thịt.
Dù giá lợn thịt đang khá bấp bênɦ, giá thức ăn vẫn neo cao nhưng nhờ chủ động nguồn giống, giảm công sức lao động, hạch toán hàng năm anh Ngọc lãi 600-700 triệu đồng. Hiện trong chuồng có 90 con chuẩn bị xuất bán, hơn 200 con phục vụ cho thị trường Tết nguyên đán. Nếu giá lợn như hiện tại, từ giờ đến Tết, sau khi trừ chi phí anh có thể bỏ túi 500-600 triệu đồng.
Tuy nhiên, ông chủ vùng biên này chưa hài lòng với thành quả đã đạt được mà đang có kế hoạch mở rộng quy mô chuồng trại.
Trước câu hỏi không sợ bị cạnh tranɦ khi nhiều người cùng chăn nuôi, anh Ngọc cho rằng hiện thị trường đầu ra cho lợn thịt khá rộng, ngoài việc xuất bán trong tỉnh, thương lái còn thu mua để xuất sang Trung Quốc bởi vậy không lo về cạnh tranh đầu ra. Bên cạnh đó, với việc hình thành các gia trại vệ tinh sẽ hỗ trợ giảm thiểu chi phí vận chuyển, giá thức ăn, thú y và tránh bị ép giá. Và điều cốt yếu nhất là anh có thể san sẻ với bà con cơ hội phát triển kinh tế phù hợp.
- Tại sao xe Mazda3 đẹp nhưng ồn vậy, có cách nào khắc phục không?
- Bán nghìn cốc nước mỗi ngày, chủ quán ở Hà Nội kiếm 50 triệu đồng/tháng, BĐS nhiều vô kể
- Nhóm trộm xe bị bắt ở trạm sạc vì đang chạy trốn thì hết điện
- Nông dân Hải Dương nuôi loài chim gì mà phải cho ăn cám thảo dược, “bỏ túi” hàng trăm triệu?
- 7 câu nói của cha mẹ ảnh hưởng đến tương lai con cái, để lại "di chứng" khi trưởng thành.