Các quán cà phê thương hiệu có giá trung bình 40.000 – 50.000 đồng thu hút nhiều học sinh, sinh viên.
Thời gian gần đây, tôi thấy các thương hiệu cà phê đang mở thêm rất nhiều cửa hàng mới để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, có một nghịch lý là: Người ngồi cà phê vỉa hè, cà phê bình dân đa phần là người đã đi làm. Trong khi đó, khách vào các quán cà phê thương hiệu, đắt tiền chủ yếu là học sinh, sinh viên (không tính tầng lớp thượng lưu).
Tại sao lại có sự khác biệt như vậy?
Các em đang ở tuổi mới lớn thích thể hiện bản thân, sống ảo nên việc tìm đến những quán sang chảnh là dễ hiểu.
Trước câu chuyện “Người đi làm uống cà phê vỉa hè, sinh viên lại vào quán sang chảnh”, sở dĩ có nghịch lý này vì đa phần sinh viên có thu nhập rất ổn định, hàng tháng được bố mẹ chu cấp tài chính. Tùy vào từng điều kiện gia đình, mỗi sinh viên được bố mẹ gửi 3 đến 5 triệu đồng nên chi tiêu thoải mái.
Mặt khác sinh viên có nhiều thời gian ngồi quán cà phê (một cách tích cực là để nghiên cứu bài vở…). Sinh viên cũng là đối tượng ít bị chi phối bởi các tiểu tiết của cuộc sống như giá xăng, thịt heo hay vàng, đôla xập xình sáng lên chiều xuống…
Hơn nữa, các em đang ở tuổi mới lớn thích thể hiện bản thân, sống ảo nên việc tìm đến những quán sang chảnh là dễ hiểu. Đó cũng là xu hướng chung ở xã hội hiện đại.
Dân đi làm (không tính tầng lớp thượng lưu), không còn được bố mẹ chu cấp tài chính. Họ biết tính toán, suất cơm trưa văn phòng 30-50.000 đồng bằng một ly cà phê nên họ đâu có dại mà vào đây uống.
Tôi nhớ hồi nhỏ có nghe thầy giáo kể câu chuyện, anh tài xế taxi thấy ông chủ tịch tập đoàn xách cặp đứng trước tiền sảnh công ty bắt xe. Mừng quá anh liền chạy tới đon đả mời ông. Người tỷ phú này vui vẻ lên xe, bảo tài xế chở đến điểm cần đến.
Anh tài xế nghĩ bụng chuyến này thế nào cũng được một cuốc xe kha khá. Đến nơi, đồng hồ chỉ 8 USD. Người tỷ phú móc ra tờ 10 USD đưa. Tài xế nhận tờ 10 USD và rối rít cảm ơn. Anh ta định lái xe đi thì người tỷ phú gọi lại bảo thối tiền thừa 2 USD.
Lúc này, tài xế vừa thối tiền vừa nói: “Ông không hào phóng bằng cậu hai (con trai ông tỷ phú). Hôm trước, tôi chở cậu hai, cậu “bo” luôn chứ không đòi tiền thừa”. Người tỷ phú mỉm cười: “Cậu hai hào phóng vì có cha là tỷ phú, còn cha tôi nghèo lắm”.
Câu chuyện dạy cho tôi một điều rằng, người đi làm luôn biết quý trọng đồng tiền, vì họ hiểu giá trị đồng tiền kiếm ra khó như thế nào.
- Không nên chủ quan khi xe ôtô có mùi xăng
- Công an Hà Nội thông tin vụ nam sinh bị đánh đến chết não
- Vàng bạc đầy nhà cũng chẳng bằng con cái được giáo dục tốt – Câu chuyện sâu sắc đáng để suy ngẫm
- Tại sao đa phần đàn ông đều không thích dùng bao cao su? 4 lý do chị em cần biết
- 5 biểu hiện của 1 đứa trẻ hư, dù yêu thương con thế nào cha mẹ vẫn phải nghiêm khắc dạy dỗ