“Người nghèo sẽ gửi, người giàu sẽ vay” đang là thực tế mà ít người để ý.
Thông thường, những người nghèo khó khăn vất vả, tích nhặt được đồng nào là chỉ biết đi gửi tiết kiệm đồng ấy. Họ không dám đầu tư, không dám kinh doanh để sinh ra thêm lợi nhuận.
Người giàu thường ngược lại, thông thường họ sẽ vay ngân hàng hoặc tổ chức tài chính để kinh doanh đầu tư phát triển. Có thể họ không thực sự giàu có nhưng chính nhờ những khoản vay ngân hàng mà họ trông thật thành đạt và sang trọng. Chính điều đó sẽ giúp ích cho công việc kinh doanh của họ. Kinh doanh tốt họ sẽ nhanh chóng trả được cho ngân hàng cả gốc lẫn lãi.
Đầu tiên phải nói đến tiền mặt hiện nay không thể tránh khỏi thực tế ngày càng ít giá trị.
Tại sao tiền mặt lại mất giá? Lý giải cho câu hỏi này có thể gói gọn trong một câu: “Khi cung tiền quá nhiều, tiền sẽ ngày càng mất giá”.
Nhiều người có thể không hiểu vì sao lại như vậy. Để hiểu rõ hơn có thể lấy một trường hợp cụ thể như sau. Ví dụ tổng số tiền chỉ có 10.000 đồng trong khi còn 1.000 mặt hàng, giá của 1.000 mặt hàng này là 10 đồng một món. Nhưng nếu tổng số tiền bây giờ là 20.000 đồng mà hàng hóa vẫn là 1.000 như cũ, khi bạn muốn mua hàng, bạn phải trả thêm đến 20 đồng.
So sánh với trước đây, có thể thấy rõ được thực tế này. Chúng ta kiếm được nhiều tiền hơn nhưng song song bên cạnh đó, giá cả cũng leo thang, nên dù có rất nhiều tiền, cuộc sống cũng chưa chắc đã tốt hơn là bao.
Có thể nói, đối với tiền mặt, mất giá là chuyện rất bình thường. Vì vậy việc giữ toàn bộ số tiền mặt trong tay là một lựa chọn không hề khôn ngoan, cất tiền mặt đồng nghĩa với việc chờ tài sản của mình từ từ mất giá.
Đối với việc đầu tư bằng cách mua nhà, chắc chắn trước đây là một hướng đi rất tốt, nhưng hiện tại, thị trường bất động sản đã có những biến động lớn. Vì trước đây giá nhà đất tăng rất nhanh nên sau khi đầu tư và mua nhà thì sau hai năm đợi giá tăng lên có thể thu lợi nhuận từ đó.
Nhưng hiện tại, giá nhà ở đã rất cao, điều này có thể thấy được từ tỷ lệ giá nhà trên thu nhập. Cái gọi là tỷ lệ giá nhà trên thu nhập là tỷ lệ giữa tổng giá nhà ở của một gia đình với thu nhập khả dụng của hộ gia đình đó. Hiện nay, đặc biệt tại các đô thị, các chung cư có giá rất cao chưa nói đến nhà đất.
Theo tính toán, nhiều gia đình thậm chí phải mất hơn 20 năm mới có đủ tiền mua một ngôi nhà, với điều kiện không chi tiêu thêm bất cứ khoản nào khác. Với người nghèo, không gửi tiết kiệm thì sao có thể mua nhà.
Người giàu họ nghĩ khác, tiền chỉ có giá trị khi lưu thông. Do đó, họ tìm cách luân chuyển dòng tiền càng nhiều càng tốt. Thiếu thì vay, miễn là luôn đảm bảo thanh khoản, có hiệu quả về mặt tổng thể chứ không chỉ là trên những việc cụ thể.
Trong giai đoạn hiện nay, việc đầu tư vào sản xuất, kinh doanh sẽ gặp khó, và không thể tính được kế hoạch dài hạn. Do vậy, người giàu sẽ luân chuyển dòng tiền vào nhà, đất là điều tất yếu.
Dù lãi suất giảm, người nghèo với tâm lý tiết kiệm, sợ mất, không dám mạo hiểm vẫn cứ gửi tiết kiệm, còn người giàu sẽ tìm cách vay càng nhiều càng tốt để luân chuyển, giúp “tiền đẻ ra tiền”. Đấy cũng là một phần cách vận hành của cỗ máy tài chính hiện nay.
- 7 câu hỏi của bố mẹ gây "sát thương" lớn, khiến trẻ cảm thấy đau.
- Nam thanh niên tông trúng cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ
- Vị trí 3 nút giao lớn ở Hà Nội sắp được chi gần 4.500 tỉ đồng xây hầm chui
- "Chuẩn mực" làm đẹp của phụ nữ Việt Nam thời xưa
- Giữa một đứa trẻ ít và nhiều đồ chơi có sự khác biệt rất lớn trong tương lai