Với quyết định đúng đắn đã giúp người đàn ông có cuộc sống nửa đời sau ấm êm, chẳng đau đầu chuyện tiền bạc.
Bài viết là lời tự sự của một người đàn ông được đăng tải trên Toutiao:
Quê tôi ở một huyện nhỏ ở Giang Tây (Trung Quốc). Vào những năm 1990, xung quanh huyện có rất ít nhà máy. Tôi khi đó làm khuân vác trong một nhà máy sản xuất đồ nội thất. Khi không bận công việc, tôi sẽ đến công trường để làm những việc lặt vặt, kiếm thêm thu nhập.
Vì lương không cao nên tôi chỉ có thể sống tằn tiện để đủ chi tiêu trong gia đình. Gia đình nhỏ của tôi cũng chưa dành dụm được đồng nào, 2 con đến tuổi đi học nên chi tiêu càng nhiều. Năm 1999, tôi nghỉ việc và đến Quảng Châu (Trung Quốc).
Vào thời điểm đó, ở Quảng Châu có rất nhiều nhà máy điện tử, nhà máy may mặc nên tìm việc không khó. Tuy nhiên, tiền lương không, tính cả làm thêm giờ chỉ được khoảng 500 NDT/tháng ( khoảng 1,6 triệu đồng). Vì thế nên chỉ sau vài tháng làm việc, tôi quyết định nghỉ làm để kinh doanh đồ tái chế.
Bắt đầu khởi nghiệp
Được sự hỗ trợ của bạn bè, tôi thuê một nhà xưởng nhỏ hơn 30m2 cạnh khu công nghiệp, rồi mua thêm chiếc xe tải cũ. Mỗi sáng tôi ra khỏi nhà lúc 7 giờ và trở về lúc 8 giờ tối, phạm vi tìm kiếm đồ cũ là 20km đổ về. Tôi sẽ thu gom các đồ như: Thùng bìa cát tông, thiết bị điện đã hỏng, nhựa, sắt thép,…
Đợi đến khi có số lượng lớn, tôi sẽ vận chuyển những phế phẩm này tới một trạm xử lý rác thải để kiếm lời. Tuy công việc vất vả nhưng lợi nhuận thu được cũng khá cao. Chẳng hạn bán một tấn thùng bìa sẽ nhận hơn 1000 NDT (khoảng 3,3 triệu đồng), trong khi chi phí chỉ 600 NDT (khoảng 1,9 triệu đồng), tức là tôi bỏ túi được 400 NDT (khoảng 1,3 triệu đồng.
Tôi cứ cần mẫn làm việc chăm chỉ, cuối cùng cũng bỏ ra được khoản nhỏ tiết kiệm. Sau này, tôi thuê nhà xưởng có diện tích lớn hơn để tích trữ lượng lớn phế phẩm. Khi giá thành lên cao, tôi mới bán ra để thu lợi nhuận. Bằng cách này, tôi kiếm được khá nhiều tiền.
Thu lời “khủng” từ việc cho thuê nhà
Đến năm 2007, tôi dự định quay về quê hương xây nhà. Nhưng người làng khuyên tôi không nên làm vậy bởi vị trí quê hương tôi ở vùng hẻo lánh, cơ sở hạ tầng không tốt, lại cách Quảng Châu rất xa. Cho dù xây một ngôi nhà lớn cũng không được về ở thường xuyên.
Dù sao Quảng Châu cũng là một thành phố lớn, mọi điều kiện đều tốt hơn ở quê tôi rất nhiều, công nghiệp phát triển nhanh, giá nhà đất sẽ ngày càng tăng cao. Nghe hợp lý, tôi đã tìm mua mảnh đất ở quận Yuexiu, mặc dù cách xa khu vực đô thị nhưng xung quanh tập trung nhiều khu công nghiệp.
Nhưng gia đình tôi lại phản đối quyết định trên. Bố mẹ muốn tôi về quê xây nhà, dù gì khi già cũng phải quay về nơi chôn rau cắt rốn. Họ còn cho rằng, chi phí mua đất, xây nhà ở quê cũng rẻ hơn rất nhiều, có thể tiết kiệm được thêm một khoản tiền.
Nhưng tôi không đồng tình, vẫn quyết định sẽ xây nhà ở Quảng Châu. Tôi rút toàn bộ số tiền tiết kiệm và vay hơn 300.000 NDT (khoảng 992 triệu đồng) từ người thân, bạn bè. Cuối cùng, tôi đã xây một ngôi nhà khang trang 7 tầng. Ngôi nhà nằm ở gần khu công nghiệp nên môi trường ngày càng phát triển. Xung quanh nhà có đầy đủ tiện nghi tích hợp như: Trường học, chợ dân sinh, siêu thị, nhà hàng,…
Đặc biệt là năm 2016, một ga tàu điện ngầm được xây dựng gần đó. Nhiều người làm công việc văn phòng lựa chọn tới đây để thuê nhà. Vì thế, giá nhà đất tăng cao không ngừng. Tôi quyết định cho thuê toàn bộ căn nhà 7 tầng và chuyển thuê ngôi nhà tiện nghi thấp hơn để sống.
Giờ tiền thuê nhà mỗi năm gia đình tôi nhận được là 400.000 NDT (khoảng 1,3 tỷ đồng). Dù công việc tái chế không kiếm ra tiền nhưng tôi cũng chẳng lo lắng, bận tâm vì với tiền thuê nhà, gia đình tôi vẫn có cuộc sống sung túc, thoải mái.
- Mẹ không hoàn hảo nhưng luôn yêu con hơn chính mình
- Bé gái 2 tháng tuổi suýt chết vì bà nội lén cho cháu uống nước, 4 năm sau người mẹ cay đắng kể lại hậu quả
- Vì sao người giàu ít khi mua nhà cũ? Sau 3 năm dọn đến ở, tôi hối hận thì cũng đã muộn
- Sau ồn ào tình cảm với Kiều Minh Tuấn, An Nguy hiện sống thế nào?
- Trồng loại rau xanh mướt mọc tua tủa như cỏ dại, người có tiền mua đất, người bỏ túi trăm triệu