Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
6026 lượt xem

Người mẹ khóc cạn nước mắt, tần tảo mò cua bắt ốc nuôi con lớn bị ung thư và con út bị tâm thần

Vì miếng cơm manh áo của cả gia đình, cô Liên không thể ở bên cạnh con 24h/24h để canh chừng. Mỗi lần đi làm về, nhìn thấy những vết thương mới trên người con số khổ, người mẹ ấy lòng đau quặn thắt.

Nhắc đến hoàn cảnh cô Vương Thị Liên (SN 1967), người dân thôn Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) không ai không biết. Nhờ vậy, quá trình chúng tôi tìm đến nhà cô Liên chẳng mấy khó khăn, hỏi thăm người dân, ai cũng biết và nhiệt tình chỉ đường. “Nhà Liên “thổn” ấy hả? Nhà đấy khó khăn lắm! Nhà có 4 người, mà 3 bố con bị bệnh rồi. Còn mỗi vợ ngày nào cũng thấy ra ruộng mò cua bắt ốc, mang ra chợ bán”, một người dân xóm 1 (thôn Từ Vân) chia sẻ.

Hàng ngày nhìn con tự hành hạ mình, người mẹ khóc “cạn nước mắt”

Bước chân vào căn nhà cấp bốn của cô Liên; vẻ nhếch nhác, sơ sài xung quanh 4 bức tường hiện rõ. Cả ngôi nhà không có nhiều vật dụng đáng giá và mỗi đồ vật hiện có, đa phần đều là những đóng góp yêu thương của các nhà hảo tâm.

Sâu trong gian buồng, cậu bé Thắng (SN 2010, con thứ hai của cô Liên) ngồi co ro trên giường, cổ tay bị trói chặt vào thành cửa sổ. Khi chưa được giới thiệu, thoạt nhìn, chúng tôi tưởng Thắng là con gái, vì em để tóc dài. Hiểu suy nghĩ người đối diện, cô Vân lắc đầu thở dài: “Con trai đấy! Mỗi lần vật nó ra cắt cho gọn, nhưng nó không chịu.”

Mắc bệnh tâm thần hơn 8 năm, Thắng đã mất hết nhận thức và có những triệu chứng bệnh nặng nề, nhất là vào ban ngày. Thấy khuôn mặt em lấm lem, thái dương bị sưng và trầy xước một mảng lớn, chúng tôi hỏi chuyện và biết được đó là vết thương do chính em gây ra khi phát bệnh.

Theo cô Liên tâm sự, hàng ngày bất kể thời điểm, Thắng sẽ nổi điên và đập phá đồ đạc xung quanh. Không dừng lại, em còn tự hành hạ bản thân như đập đầu vào tường, đập tay vào đầu.

Vì miếng cơm manh áo của cả gia đình, cô Liên không thể ở bên cạnh con 24h/24h để canh chừng. Mỗi lần đi làm về, nhìn thấy những vết thương mới trên người con số khổ, người mẹ ấy lòng đau quặn thắt.

Được biết, hiện việc ăn uống, tắm rửa, đi vệ sinh; Thắng không thể tự chủ và đều cần sự chăm sóc toàn phần đến từ gia đình. Mỗi ngày, cô Liên phải thay quần áo cho Thắng 4 – 5 lần; mỗi lần đút cơm cho Thắng ăn cũng đều rất vất vả vì em không chịu hợp tác.

Ngày qua ngày, chứng kiến những cơn điên loạn, hành hạ thể xác của Thắng, người mẹ 55 tuổi bất lực, khóc không lên tiếng.

Và đã hơn 8 năm, cuộc đời Thắng chỉ gắn với sợi dây buộc ở cổ tay, cùng chiếc lồng sắt thiết kế riêng cho trẻ bị tâm thần. Những lúc bình tĩnh, em chỉ biết nhìn qua khung cửa sổ, nơi tràn ngập ánh sáng.

Người mẹ mò cua bắt ốc, kiếm tiền nuôi cả gia đình

Khi Thắng phát hiện ra bệnh từ năm 4 tuổi, gia đình cô Liên vốn nghèo khó lại thêm sa sút. Cật lực nuôi gia đình, chú Nguyễn Văn Bình (chồng cô Liên) đã hứng chịu những triệu chứng lao lực từ lâu. Ngoài sức khỏe giảm sút, không thể làm được việc nặng, chú Bình phải chịu cơn ho, tức ngực vào mỗi buổi tối.

Khó khăn không dừng lại, tháng 12/2021, anh Nguyễn Văn Biên (1994) (con trai đầu của cô Liên) phát hiện mình bị ung thư tuyến giáp giai đoạn bốn. Trước căn bệnh ung thư quái ác hành hạ, gia đình cô Liên phải nỗ lực gấp đôi để chạy tiền mổ và chữa trị cho con.

Sau thời gian xạ trị liên tục kéo dài, đến nay sức khỏe anh Biên vẫn còn yếu và phải uống thuốc đều đặn. Thương bố mẹ làm lụng vất vả, anh Biên ngỏ lời mong được lao động trở lại nhưng cả nhà đều sợ anh trở bệnh nặng hơn.

Những vết da cháy sạm trên cổ là kết quả minh chứng cho nỗi đau của anh Biên – một bệnh nhân ung thư phải chịu. Chỉ quanh quẩn trong bệnh viện rồi ở nhà nhiều tháng, anh Biên thường xuyên tự trách bản thân và mong ước: “Mình chỉ mong có sức khỏe để trụ được và giúp đỡ gia đình trong thời gian mà mình còn trên đời.”

Giờ đây, gia đình mệnh khổ chỉ trông chờ với trụ cột chính là người phụ nữ 55 tuổi. Dù bị thoái hoá cột sống, cô Liên vẫn gắng gượng mò cua bắt ốc để trang trải cuộc sống.

Mỗi ngày, cô đều đi lại mấy lần chặng đường dài hơn 2 km để ra ruộng. Dẫu chân lấm tay bùn, thu nhập mỗi ngày chỉ rơi vào khoảng 50.000 đồng. Con số dù ít ỏi, nhưng là bao công sức có thể gánh vác được cả gia đình lúc hoạn nạn.

Khi nhìn lại số phận của mình, người phụ nữ chỉ biết thở lại: “Nhiều lúc nghĩ mà chán!”. Nhưng sau những lần thở dài đó, sức lực của cô Liên lại nhân đôi vì biết sau lưng mình còn chồng và các con.

Biết hoàn cảnh của gia đình cô Liên, người dân thôn Từ Vân không khỏi thương xót. “Làm lụng suốt ngày, hai con thì bệnh nặng, chồng thì yếu. Khổ lắm!” bà Đức (người dân thôn Từ Vân) chia sẻ.

Ngoài sự cố gắng, cả nhà hiện còn trông chờ vào những phép màu. Đặc biệt là phép màu dành cho người con trai cả với mong muốn anh sớm khỏi bệnh và gánh vác cùng gia đình.

Danh mục: Cha

Bài viết cùng chủ đề: