Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
98 lượt xem

Nguyên nhân khiến cho trẻ "bám víu" cha mẹ và giải pháp khắc phục

Không ít những đứa trẻ, có tính đeo bám, tìm kiếm sự an toàn, muốn được bảo vệ từ người thân nhất, mà thường bám dính ba mẹ, ôm chặt ba mẹ không rời. Để đối phó tình trạng này bạn cần biết nguyên nhân để bé dần dần bỏ thói quen không tốt này.

1. Nguyên nhân dẫn tới con bám víu ba mẹ

Bé căng thẳng, sợ hãi khi phải xa ba mẹ

Những đứa trẻ hay bám mẹ là chúng thường cảm thấy không an toàn khi rời xa người thân nhất của mình, tuy nhiên đây cũng là giai đoạn phát triển cảm xúc bình thường ở trẻ. Trong một số giai đoạn nhất định, trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi sẽ có trạng thái sự lo lắng khi rời xa ba mẹ mình cho dù thời gian là ngắn hay là dài. Tuy vậy, cha mẹ hãy nghĩ sự lo lắng này như một phần của quá trình trưởng thành vậy, vì một đứa trẻ không có khả năng tự vệ, độc lập sẽ luôn cảm thấy buồn khi bị lấy đi khỏi người thân nhất bảo vệ và chăm sóc mình.

Do tính nhõng nhẽo, mè nheo của bé

Nhõng nhẽo, mè nheo là thói quen nói nhiều, dai dẳng của trẻ để xin, phàn nàn hay trách móc một vấn đề gì đó với người thân. Đây là thói quen, đặc tính tâm lý khá thường gặp ở những bé từ 1-3 tuổi, khi bé đã biết nhận thức. Đây là hành động để bé có thể thu hút sự chú ý, muốn được ba mẹ quan tâm và chú ý tới mình. Bé bám ba hoặc bám mẹ chính để để đòi hỏi sự quan tâm, chăm sóc với bé.

Là bản năng sinh tồn có từ khi lọt lòng

Trẻ bám víu ba mẹ không có nghĩa là một đứa trẻ hư mà đây chính là bản năng gốc ở con người, là nhu cầu được gần gũi ba mẹ và được ba mẹ yêu thương. Ngay từ trong bào thai, con đã có sự liên kết với mẹ, sợi dây tình cảm cũng từ đó mà hình thành, vì vậy, đây hoàn toàn không phải nhu cầu sai trái. Và sợi dây vô hình này sẽ ngày càng khăng khít hơn sau khi bé chào đời, khi được da kề da với mẹ,… do vậy sự bám mẹ được hình thành và trở thành thói quen hiển nhiên, là bản năng của bé ngay từ khi lọt lòng.

Do ba mẹ cưng con, chiều con quá đà
Nhiều cha mẹ vì quá yêu thương con mà ở trong nhà con luôn được xem là người có “địa vị” cao nhất, đặc biệt nhất,… làm gì sai cũng được bỏ qua, đây chính là sự cưng chiều quá đà của ba mẹ. Chính vì thế, dù đi bất kỳ đâu, làm bất kỳ việc gì, bé sẽ tự coi mình là trung tâm, là nhất nên biết ba mẹ sẽ không từ chối những yêu cầu của bé, đòi hỏi cha mẹ cho đi cùng, không được thì khóc lóc ăn vạ.

2. Giải pháp

Để cho những người quen thuộc với bé chăm sóc bé

Khi cha mẹ có việc bận phải đi ra ngoài, đi làm, hãy gửi gắm bé bên cạnh những người mà bé biết, thân thiết với như dì, hay ông bà. Trong một vài ngày đầu tiên, có thể bạn gặp phải sự phản đối của trẻ, nhưng dần dần bé sẽ có thể làm quen với sự vắng mặt của cha mẹ và chấp nhận được điều đó.

Để bé làm quen với người chăm sóc mới cho bé

Trong trường hợp, bạn không thể có ai để gửi gắm bé hay bé đến tuổi phải đi học, việc làm quen với những người chăm sóc mới là vô cùng cần thiết. Để tập quen với người lạ, cha mẹ không nên gửi đó rồi đi ngay, bé sẽ rất sợ hãi mà hãy cùng với con làm quen dần với người lạ, tạo nên sự thân thiết thì có thể an tâm gửi gắm con mình rồi. Làm như vậy, sẽ tạo cho con cảm giác an toàn, không khiến bé hoảng sợ một cách đột ngột. Khi bé quen với người chăm sóc mới này thì mẹ cũng dễ dàng tách bé ra hơn.

Biến việc rời xa ba mẹ thành thói quen

Ba mẹ nên lựa chọn một số hình thức khác để thay lời tạm biệt, ví dụ như ôm hôn bé, hãy tạo lập cho bé thói quen này để bé có thể đoán trước rằng ba mẹ sắp ra ngoài, giúp bé xây dựng niềm tin vào mẹ và khả năng của chính mình để vượt qua sự xa cách này.

Ba mẹ bớt bao bọc con hình thành cho bé sự tự lập

Tuy bé có thể còn nhỏ nên cha mẹ luôn khá lo lắng nhưng hãy dành cho bé có quyền tự do và tự lập trong một vài trường hợp phù hợp với từng độ tuổi. Nhưng trước tiên, cha mẹ cần phải vượt qua nỗi sợ của chính mình, sợ con làm sai, sợ con bị ngã sau đó mới có thể dạy bé tự lập. Cha mẹ hãy cho phép bé dần thích nghi với sự tự lập bằng cách chơi đùa một mình, thích chươi gì chơi nấy nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn, thay vì lên kế hoạch cho một ngày hoạt động của bé hoặc cố gắng tương tác với chúng thường xuyên.

Thường xuyên trấn an trẻ

Những đứa trẻ bám ba mẹ thường tìm kiếm chỗ trú thân và sự an toàn, vì vậy cha mẹ không nên hắt hủi, phớt lờ, hay la bé. Thay vào đó, bạn nên ôm bé vào lòng và trấn an để khuyến khích sự tự lập nơi bé. Để làm quen dần, bạn có thể cho bé biết là định làm gì và khi nào sẽ quay lại.

Trong trường hợp đưa bé đi học, mẹ nên thông báo cho bé biết rằng bé sẽ về nhà sau buổi học thay vì tìm cách biến mất khi bé không để ý. Mặc dù khi mới bắt đầu khá khó khăn, tuy nhiên làm theo cách này bé có thể tin tưởng được ở lời nói của mẹ, biết rõ điều sắp xảy đến, và sẽ không lo sợ mẹ sẽ biến mất.

Không trừng phạt bé khi bé bám cha mẹ

Cha mẹ nên nhớ, giai đoạn đeo bám này là rất bình thường và là sự phát triển bình thường trong các giai đoạn của bé. Chính vì vậy, mẹ không cần phải khiến bé cảm thấy tồi tệ vì bé cần tới mẹ và vì bé đã hành động dựa trên giai đoạn phát triển bình thường này. Không nên vì bé bám víu mà trừng phạt trẻ, sẽ khiến con cảm thấy bối rối, sợ hãi và không có ai có thể bảo vệ mình nữa.

Bài viết cùng chủ đề: