Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
108 lượt xem

Nhờ quyết đoán và chịu khó nuôi bò vỗ béo, chị gái tẳng cẩu đã thoát nghèo

Chị Lò Thị Hoa (1990), bản Then Luồng chọn hướng thoát nghèo và làm giàu bằng cách nuôi bò vỗ béo…

Đầu tư vốn liếng làm chuồng trại nuôi bò vỗ béo

Trong chuyến công tác tại huyện Yên Châu (Sơn La), chúng tôi được vị Chủ tịch xã Chiềng Đông giới thiệu đến thăm mô hình nuôi bò vỗ béo giống bản địa của chị Lò Thị Hoa. Khi đến nơi, hiện ra trước mặt chúng tôi là cả 1 đàn bò béo ú đang ngấu nghiến gặm cỏ voi tại chuồng.

Theo quan sát, chuồng trại nuôi bò vỗ béo của chị Hoa nằm sâu trong 1 thung lũng, được bao bọc bởi những dãy núi cao chót vót, giống như tường thành làm bằng đất, đá. Đường vào chuồng trại được gia đình chị Hoa đổ bê tông phẳng phiu, tiện lợi cho việc vận chuyển thức ăn cho đàn bò. Tôi rất ngạc nhiên và tự hỏi ở một nơi đồi núi dốc khỉ ho cò gáy như thế này, làm sao một cô gái Thái tuổi mới ba mươi, lại táo bạo đầu tư vốn liếng lớn xây chuồng trại, mua con giống để phát triển kinh tế và làm giàu từ nuôi bò như lời khen của vị Chủ tịch xã Chiềng Đông.

Chị Hoa cho đàn bò ăn cỏ voi tại chuồng. Ảnh: Hà Hoàng.

Trong thời gian tham quan chuồng trại và trò chuyện với chị Hoa, mới biết, trước đây chị từng có thời gian dài gắn bó với cây ngô và ruộng đồng. Chị Hoa kể: “Trước đây tôi trồng ngô, cuộc sống cũng tạm ổn định, có tiền mua gạo, muối và mì chính trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, cây ngô liên tục mất giá, tiền thu về không đủ trả phân bón và công sức bỏ ra chăm sóc. Vì vậy thu nhập của gia đình tôi ngày 1 khó khăn hơn”.

Với ý chí và nghị lực cần cù, siêng năng, chị Hoa đã tích cực tăng gia sản xuất và chăn nuôi. Chị mạnh dạn theo học lớp tập huấn chăn nuôi của Hội Nông dân xã, huyện tổ chức, rồi vay mượn thêm tiền bố mẹ và anh em họ hàng đầu tư mua 8 con bò gầy về nuôi theo kiểu vỗ béo phát triển kinh tế. Chỉ sau 1 thời gian ngắn, thấy nuôi bò vỗ béo có lời, chị tiếp tục đi nhiều xã trong huyện và tỉnh Sơn La mua thêm những con bò gầy về nuôi. Chị Hoa nuôi bò theo kiểu gối nên lúc nào cũng có sản phẩm bán, có thời điểm chị nuôi lên đến 36 con bò.

Nhờ cách chăm sóc tốt, đàn bò của chị Hoa luôn khoẻ mạnh và béo tốt. Hà Hoàng.

Nhờ quyết đoán và chịu khó nuôi bò vỗ béo, chị Hoa đã thoát nghèo

Theo chị Hoa, nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ thịt bò trên thị trường, chị đã mạnh dạn thu mua bò gầy về nuôi và cải tạo vườn tược làm chuồng trại, trồng cỏ voi, mía để vỗ béo cho đàn bò tại chuồng. Từ khi chuyển sang nuôi bò đời sống của gia đình chị ngày càng khấm khá. Việc nuôi bò vỗ béo thu hồi vốn nhanh, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi theo hướng hàng hóa, mở ra hướng thoát nghèo cho gia đình chị Hoa.

Thay vì nuôi bò theo kiểu thả rông như trước đây, chị Hoa đã lắp đặt hệ thống nước và chia ngăn chuồng trại để tiện lợi cho việc chăm sóc, vệ sinh chuồng trại. Khi bò mập mạp, đạt trọng lượng như kế hoạch đặt ra, chị chủ động liên hệ với các thương lái đến thu mua, nên đầu ra cho đàn bò luôn ổn định và bán được giá cao.

Nhờ cần cù, siêng năng và ham học hỏi, chị Hoa đã có 1 cơ ngơi khấm khá từ nuôi bò. Ảnh: Hà Hoàng.

Để chủ động nguồn thức ăn ổn định cho đàn bò, chị Hoa đã trồng thêm cỏ voi trên nương rẫy. Bên cạnh đó, chị còn tiến hành thu mua rơm rạ, cỏ, lá ngô của người dân quanh vùng về ủ chua tích trữ làm thức ăn cho đàn bò. Nhờ vậy, chị Hoa không bao giờ phải lo thiếu lượng thức ăn trong chăn nuôi.

Hiện nay, nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo đang trở thành một nghề hái ra tiền của người dân trên địa bàn huyện Yên Châu. Để nghề này duy trì và phát huy hiệu quả kinh tế, huyện Yên Châu đã triển khai các chính sách hỗ trợ, khuyến khích bà con nhân rộng mô hình chăn nuôi. Từ đó, tạo điều kiện để người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư chăn nuôi bò vỗ béo giúp bà con có nguồn thu nhập ổn định và thoát nghèo.

Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ nông dân trong phát triển mô hình nuôi bò vỗ béo, những năm qua huyện Yên Châu đã mở lớp tập huấn, cử cán bộ về các bản, vào tận nhà cầm tay chỉ việc cho bà con. Các cơ quan chuyên môn của huyện đã chỉ tay từ cách làm chuồng chống nóng, chống rét cho bò; kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh. Nhờ vậy, mà các người nông dân đã có được vốn kiến thức trong chăn nuôi, góp phần phát triền kinh tế – xã hội, xoá nghèo tại địa phương.

“Từ lúc nuôi bò giống bản địa vỗ béo phát triển sản xuất đến nay, tôi không sợ thua lỗ. Vì giá cả thịt bò trên thị trường tương đối cao. Nhà gần rừng nên hàng ngày tôi đều lên rừng hái cỏ, chặt cây chuối rừng về làm thức ăn cho đàn bò.

Tôi nuôi theo kiểu gối đàn nên lúc nào trong chuồng cũng có khoảng 18 con bò trở lên. Cuộc sống của gia đình tôi đã thoát nghèo, mỗi năm trừ chi phí đi tôi lãi  hơn 250 triệu đồng. So với làm ngô trước kia thì không bao giờ tôi kiếm được số tiền lớn như này”- chị Lò Thị Hoa, bản Then Luồng (xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu) kể.

Bài viết cùng chủ đề: