“Tại sao ba cứ hy sinh cho người khác mà không quan tâm người ta có cần hay không?”, Quắn nổi cáu khi ông Sang không chăm lo cho sức khỏe bản thân, nghĩ thay cho con cái và người nhà đủ mọi chuyện.
Gia đình tao tao phải thương chứ” – “Đấy không phải gia đình, đấy chỉ là họ hàng”. Quắn chướng mắt vì ông Sang thì một lòng một dạ tốt với anh chị em, trong khi những người ruột thịt xem thường cha con họ. Câu thoại vạch ra ranh giới giữa cái gọi là gia đình và họ hàng. Họ hàng hay ruột thịt được định danh bằng huyết thống. Còn gia đình phải là những người tôn trọng, thương xót nhau thật lòng, cho dù có phải máu mủ ruột rà hay không.
|
|
“Hãy trả lại sự cân bằng cho vạn vật. Những điều đau khổ phải xảy ra để có những điều tốt đẹp”. Đây là câu thoại đầy triết lý mà vị sư thầy (NSND Việt Anh đóng) nói với ông Sang. Người ta hay bảo “nước mắt chảy xuôi”, ngụ ý cha mẹ lo cho con thì nhiều chứ con cái không lo cho cha mẹ được bao nhiêu. Phim Bố già thì truyền tải thông điệp có phần khác biệt. Bố mẹ vất vả vì con cả một đời. Đến khi tuổi già sức yếu, bố mẹ nên cho con cái cơ hội được hy sinh cho mình, sống vì mình. Không nhận sự chăm lo của các con đôi khi cũng là cách hành xử ích kỷ.
“Chúng ta có nhiều thời gian, bố mẹ thì không”. Đây là dòng chữ cuối cùng hiện lên màn ảnh trước khi phim Bố già khép lại, cũng là điều mà Trấn Thành gửi gắm qua tác phẩm của mình. Những người con hãy trân trọng mỗi phút giây còn được ở bên bố mẹ và bố mẹ hãy trân trọng mỗi ngày được con cái báo hiếu.
|
|
“Tôi biết bà thương tôi, nhưng tôi không muốn bà vì tôi mà chịu khổ. Nhà tôi phức tạp, mẹ thằng Sang phải bỏ đi. Tôi không muốn ai phải chịu khổ cùng tôi”, ông Sang thổ lộ với bà Cẩm Lệ một cách dung dị mà đong đầy tình cảm. Bên cạnh câu chuyện gia đình nhiều mâu thuẫn, chuyện tình cặp đôi tuổi xế chiều tuy không nhiều đất diễn nhưng đáng yêu, đáng nhớ.
|
|
|