Được thiên nhiên ưu đãi nhiều sản vật, nhiều đặc sản miền Tây trông ghê nhưng có giá cực kỳ đắt đỏ. Tận dụng điều đó, người miền Tây nghĩ ra nhiều cách chế biến thành các món đặc sản bổ dưỡng.
Khô nhái hay còn gọi “vũ nữ chân dài” đặc sản miền Tây nức tiếng. Phải chế biến công phu và là loại động vật nhỏ nên đặc sản này được bán với giá khá cao.
Trung bình thành phẩm 1kg nhái khô (tương đương 800 – 1000 con) sẽ được làm từ khoảng 4kg nhái tươi . Vì độ hao khá lớn nên nhái khô có giá dao động từ 500.000 – 700.000 đồng/kg, tuỳ loại và kích cỡ.
Mặc dù không ít người cảm thấy ghê vì hình dáng bên ngoài của nhái khô nhưng nó lại là đặc sản miền Tây rất hút khách. “Vũ nữ chân dài” có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn như chiên giòn chấm mắm, nướng, chiên bơ tỏi…
Khô tắc kè được sản xuất nhiều tại vùng Tịnh Biên (An Giang), có thể nướng, ngâm rượu hoặc xào với các gia vị. Tắc kè khô được bán theo con, mỗi con giá khoảng 45.000 – 50.000 đồng. Tính ra mỗi kg giá lên tới vài trăm nghìn đồng.
Với địa hình nhiều sông, hồ, kênh, rạch…miền Tây có không ít loại rắn nước hiền lành, không có đ.ộ.c. Theo đó, khô rắn từ lâu trở thành đặc sản miền Tây nổi tiếng.
Dù nhìn hơi ghê nhưng khô rắn miền Tây có vị thơm ngon đặc biệt nên khách du lịch rất ưa chuộng. Do cách làm kỳ công nên khô rắn có giá đ.ắ.t đỏ từ 250.000 – 300.000 đồng/kg. Vào dịp Tết, mức giá còn tăng lên đến 350.000 – 500.000 đồng/kg vẫn “cháy hàng”.
- Tính thu lời cả tỷ bạc từ chiếc Ford Everest biển ngũ quý 3, người bán nhận ‘cơn mưa’ cuộc gọi nhưng chưa ai chốt
- 4 cây cảnh thể hiện "phú quý vinh hoa", thắp sáng sân nhà, ngụ ý sung túc, thịnh vượng
- Kỳ vọng giá tăng cao, chủ nhà tập thể cũ Hà Nội vội vàng “quay xe”
- Việt Nam xưa nửa thế kỷ trước "quen mà lạ" đến thế nào?
- 5 lý do khiến trẻ hay bị ốm vặt, cha mẹ tuyệt đối cần lưu ý