Cây tầm bóp, rau sam, rau càng cua hay cỏ sữa lá nhỏ… là những loại cây mọc dại, vô cùng phổ biến tại Việt Nam.
Tuy nhiên, những loại cây này lại chứa rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, thậm chí, chúng còn được mệnh danh là ‘thần dược’ chữa được nhiều căn bệnh.
Cây tầm bóp
Cây tầm bóp hay còn gọi là cây lồng đèn hay cây thù lù canh. Loại cây này thường mọc hoang quanh năm ở ven ruộng, ven đường làng quê… Cây có quả giống hình lồng đèn, bên ngoài được bao bọc một lớp bọc mỏng.
Theo Đông y, tầm bóp là loại thân thảo có vị đắng, tính mát không độc. Quả có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu đờm. Tầm bóp có thể sử dụng đắp ngoài để trị nhọt, đinh độc, lấy cây tầm bóp tươi tắm cho trẻ trị rôm sẩy hiệu quả
Quả tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thủy thũng, đồng thời giúp phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu và viêm thận như sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt. Đặc biệt, rễ cây tươi chữa bệnh tiểu đường
Rau càng cua
Là một loại cây dại, rau càng cua có thể sống ở nhiều địa hình, thường mọc thành bụi ở ven ao, hồ, bờ ruộng, các dốc đá… Không chỉ được sử dụng để chế biến thành những món ăn ngon miệng, rau càng cua còn được dùng làm vị thuốc.
Theo Đông y, cây càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng để chữa các bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, tiêu hóa kém… Ngoài ra, nó còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau hay trị phỏng
Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp, đồng thời góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp… Người ta có thể nghiền lá ra dùng đắp trị sốt rét, đau đầu, dịch nhầy từ lá dùng uống trị đau bụng
Rau sam
Là một loại cây mọc dại phổ biến tại Việt Nam nhưng rau sam lại được mệnh danh là “thần dược” bởi những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
Rau sam được biết như loài thực vật giàu chất dinh dưỡng, lượng Omega 3 cao… chính điều này nuôi dưỡng da, tóc, móng và khớp. Bên cạnh đó, lượng Omega 3 có trong rau sam còn góp phần trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch, điều hòa lưu thông m.áu và dự phòng rối loạn nhịp tim…
Chất nhầy có trong rau sam giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp ngăn ngừa viêm hoặc loét dạ dày. Mùa hè là thời điểm rau sam phát triển nhất nhất, chúng ta có thể dùng rau sam tươi nấu thành nước uống hoặc lấy nước ép rau sam uống, vừa giúp giảm cân, đồng thời có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt
Rau má
Dù chỉ là một loại rau dại “sau hè nhà”, nhưng rau má lại chứa khá nhiều dưỡng chất thực vật quý. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, rau má có công dụng trong việc hỗ trợ làm lành vết thương. Tinh chất chiết xuất từ rau má giúp kích thích việc tuần hoàn m.áu, tái tạo tế bào, giảm viêm nhiễm và làm liền sẹo.
Rau má giúp bạn giải quyết cơn nóng và sự bứt rứt trong người. Bên cạnh đó, rau má còn có tác dụng chữa rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt… Bạn có thể dùng rau má tươi 30-100g giã hoặc xay lấy nước uống hằng ngày
Không chỉ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, rau má còn được dùng để chế biến thành nhiều món ngon như: rau má trộn thịt bò, rau má xào ngan, chân gà hấp rau má, gỏi rau má chả cá… Tuy nhiên, rau má có tính hàn, rất dễ gây lạnh bụng, nên cần thận trọng khi sử dụng
Cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi còn có tên gọi khác là cây cỏ mực, là loại cây mọc dại, rất phổ biến ở Việt Nam. Mặc dù là cây mọc hoang nhưng nhọ nồi lại có nhiều công dụng đối với sức khỏe
Theo Đông Y, cây nhọ nồi là cây thuốc chữa bệnh có tính hàn, vị chua ngọt, không độc. Một số công dụng chữa bệnh của cây nhọ nồi có thể kể đến gồm mát m.áu, cầm m.áu tốt, chữa chứng huyết nhiệt, chữa đau dạ dày, chữa nhiệt miệng, chữa tiêu chảy, làm đen râu tóc…
Giã nát cây nhọ nồi sẽ thu được nước có màu đen. Thường xuyên uống nước ép nhọ nồi giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, đẹp da…
Cỏ sữa
Cây cỏ sữa lá nhỏ còn được gọi với cái tên dân dã vú sữa đất hay cẩm địa. Loại cây này mọc hoang khắp nơi ở bãi cỏ, sân vườn, ở những nơi đất có sỏi đá. Toàn cây cỏ sữa lá nhỏ có thể được dùng làm thuốc
Theo y học cổ truyền, cỏ sữa lá nhỏ có vị nhạt, hơi chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông sữa. Dung dịch cỏ sữa có tác dụng ức chế sự sinh sản của các loại vi trùng lỵ và chủng vi khuẩn tụ cầu vàng. Do đó, cỏ sữa lá nhỏ thường được dùng để trị bệnh đường ruột, bệnh ngoài da, thông sữa, tăng tiết sữa…
Cây mã đề
Người dân có thể thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa hè khi cây có hoa. Sau khi thu hái, bạn hãy rửa sạch, có thể sử dụng cỏ sữa tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Tuy chỉ là loại cây thân thấp, mọc hoang nhưng Mã đề, hay còn gọi là Xa Tiền, được xem là thảo dược tự nhiên “quyền lực nhất” trong điều trị bệnh
Theo Đông y, Mã đề vị ngọt, tính lạnh. Mã đề được dùng chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra m.áu hoặc ra sỏi, phù thũng, đau mắt sưng đỏ, tiêu chảy, c.hảy m.áu cam…
Công dụng nổi bật nhất của mã đề là thông tiểu tiện nên dân gian thường dùng loại cỏ này nấu nước uống để có tác dụng lợi tiểu, giải độc cơ thể. Tuy nhiên, chính lợi ích này mà một số đối tượng như: phụ nữ mang thai, người thận yếu… không nên sử dụng tùy tiện cây mã đề để tránh những hệ quả gây hại cho sức khỏe
- Xuất xưởng sedan điện đầu tiên của Toyota: Made in China, giá quy đổi 650 triệu đồng, không mất tiền sạc
- "Chuẩn mực" làm đẹp của phụ nữ Việt Nam thời xưa
- Đàn ông đừng coi làm việc nhà là "giúp vợ": Phụ nữ làm việc nhà không phải là "hy sinh cao cả"
- Các mức phạt lỗi đè vạch kẻ đường, CSGT có cần chứng minh bằng hình ảnh khi xử phạt không?
- Chê ở chung cư bất tiện nên mua nhà đất ngoại thành: 7 năm mẹ vất vả vì chọn sai