Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
99 lượt xem

Ốc bươu đen – Đầu tư ít mà lãi cao, anh nông dân Đồng Tháp nuôi nhàn nhàn mà mang về mỗi tháng hơn 10 triệu

Đầu tư ít, nhàn, dễ nuôi, trong khi nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn nên ốc bươu đen đang là đối tượng nuôi rất có tiềm năng phát triển, cho thu nhập khá.

Sau thời gian nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi kỹ thuật nuôi, anh Nguyễn Thành Trí ngụ xã An Nhơn (huyện Châu Thành, Đồng Tháp) đã tận dụng diện tích ao tại nhà thả nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi, có nơi gọi là ốc lồi) và cung cấp ốc giống cho bà con nông dân. Sau hơn 2 năm thả nuôi, không chỉ đã trở thành địa chỉ tin cậy cung cấp ốc giống cho bà con trong vùng mà anh Trí còn mở cả vựa thu mua ốc, tạo đầu ra ổn định và thu nhập cho nhiều bà con ở địa phương.

Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên là phụ phẩm từ trái cây hay các loại cỏ dại xung quanh như lục bình (bèo tây), rau muống…, anh Trí đã tiến hành bắt ốc bươu đen ngoài tự nhiên về thả nuôi với mật độ từ 500 con đến 700 con mỗi m2. Bình quân sau 3 tháng nuôi, anh Trí xuất bán với khối lượng 750kg ốc thương phẩm, chỉ tính riêng việc nuôi ốc, mỗi tháng anh Trí mang về hơn 10 triệu đồng.

Anh Trí chia sẻ: “Có 1 lần mình vô tình xem trên mạng thấy có người ở Vĩnh Long nuôi ốc rất thành công, mình bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu về cách nuôi, nhân giống… rồi bắt đầu nuôi, sau một thời gian thì “nghề dạy nghề”, mình đúc kết kinh nghiệm từ từ”.

Cũng theo anh Trí, việc nuôi ốc bươu đen khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian chăm sóc, chủ yếu là chú ý nguồn nước sạch, thường xuyên thay nước để ốc không nhiễm bệnh. Khi ốc đạt trọng lượng từ 25 – 30 con/kg là lúc thích hợp nhất để thu hoạch ốc và gối vụ hoặc giãn mật độ ốc trong ao.

Thời gian thu hoạch ốc tốt nhất nên tiến hành vào chiều tối hoặc sáng sớm, lúc ốc nổi lên mặt nước tìm kiếm thức ăn. Ốc bươu đen đẻ quanh năm, nhiều nhất vào mùa mưa từ tháng 6 – 11 nên cũng sẽ không lo về nguồn con giống sau khi đã thả nuôi. Hiện tại, ngoài việc cung cấp nguồn ốc giống cho bà con ở địa phương, anh Trí còn thành lập vựa thu mua ốc để bao tiêu về đầu ra sản phẩm cho bà con nông dân, mỗi ngày cơ sở của anh thu mua hàng trăm kg ốc thương phẩm để cung cấp cho thị trường.

Anh Trí tâm sự: “Ban đầu mình chỉ chuyên sản xuất ốc giống ra để bán cho bà con, rồi bà con băn khoăn việc nuôi xong bán cho ai? Mình nghĩ đã sản xuất con giống thì phải bao tiêu sản phẩm để bà con yên tâm nuôi nên đã liên hệ với các nơi tiêu thụ, thu mua ốc thương phẩm của bà con rồi giao lại cho họ. Hiện tại, vựa thu mua ốc của mình mua mỗi ngày thu mua cho bà con số lượng hơn 1 tấn, không giới hạn số lượng, bà con mang đến bao nhiêu mình mua bấy nhiêu”.

Anh Trí chia sẻ: Nuôi ốc bươu đen khá nhàn rỗi, không cần vốn nhiều, không phải đầu tư nhiều chi phí cho thức ăn nhưng vẫn đem lại nguồn thu nhập ổn định nên đây được xem là mô hình khởi nghiệp có hiệu quả với nhiều thanh niên ở địa phương. Hiện tại, Xã đoàn An Nhơn đã thành lập tổ hợp tác nuôi ốc thương phẩm do anh Trí làm chủ nhiệm để cùng nhau chia sẻ ý tưởng, giúp thanh niên phát triển mô hình này.

Với ưu điểm có nhiều chất dinh dưỡng nên hiện nay tại các quán ăn, nhà hàng, các món ăn đồng quê từ ốc bươu đen rất được khách hàng ưa chuộng.

Bài viết cùng chủ đề: