Đó là phát biểu của ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) tại buổi hội thảo chuyên ngành công nghiệp phụ tùng và dịch vụ ô tô Automechanika 2023 đang gây ra nhiều tranh cãi.
Mới đây, buổi hội thảo chuyên ngành công nghiệp phụ tùng và dịch vụ ô tô Automechanika 2023 đã diễn ra. Trong đó, ý kiến của Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) đang gây ra nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Theo ông Phan Đăng Tuất – Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), sản lượng tiêu thụ ô tô tại Việt Nam chưa đạt mức trung bình 500.000 xe/năm, các sản phẩm chủ yếu đến từ việc nhập khẩu và lắp ráp. Vì vậy, khiến nền công nghiệp ô tô nước ta chưa thể kiện toàn.
Cũng theo ý kiến của ông Tuất, muốn có một nền công nghiệp ô tô thì đầu tiên cần có một nền công nghiệp khoa học kỹ thuật cơ bản vững chắc, tiếp nối đó là nền công nghiệp vật liệu (sản xuất ra thép hợp kim).
“Trên một chiếc ô tô hiện nay có hơn 20.000 chi tiết linh kiện, cần tới hơn 200 mã kim loại (mã thép). Hiện nay các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa thể chế tạo được một mã kim loại nào trong tổng số 200 mã đó. Chúng ta chỉ mới làm được cái ốc vít bắt biển số xe”, ông Tuất nói.
Chủ tịch VASI cũng cho biết, các tập đoàn sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước thừa nhận rằng họ chưa thể dẫn dắt doanh nghiệp trong nước chế tạo những linh kiện cốt yếu, về cơ bản họ vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu.
Ông Tuất cho rằng, cái khó đang đeo bám ngành công nghiệp hỗ trợ lâu nay đó là khi bán sản phẩm cho các tập đoàn, hãng xe lớn thì họ yêu cầu phía doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều tiêu chí như: đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, có năng lực về tài chính, có năng lực về quản trị doanh nghiệp, có năng lực về thực hiện các hợp đồng quốc tế, về thời gian cung cấp,… Để đáp ứng các yêu cầu này rất khó khăn. Nghịch cảnh này khiến các doanh nghiệp chế tạo linh kiện xe hơi chật vật tìm kiếm khách hàng.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, hiện nay ngành công nghiệp ô tô đang nhập khẩu 80% linh kiện sản xuất. Nhìn vào con số đó, có thể thấy Việt Nam đang trong giai đoạn ô tô hoá diễn ra nhanh.
Trong năm 2022, tổng sản lượng ô tô đến tay người dùng đã vượt ngưỡng 500.000 xe, con số kỷ lục từ trước đến nay trong vòng 1 năm.
Số liệu của Bộ Công Thương cũng cho thấy, hiện các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô tại Việt Nam chỉ khoảng 300 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong đó, có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô… So với các quốc gia trong khu vực, những con số này rất khiêm tốn.
Đơn cử, Thái Lan có gần 700 doanh nghiệp là nhà cung cấp cấp 1 thì tại Việt Nam có chưa đến 100 doanh nghiệp. Đối với nhà cung cấp cấp 2, cấp 3, Việt Nam chỉ có chưa đến 150 doanh nghiệp, trong khi Thái Lan có khoảng 1.700 doanh nghiệp.
Hiện nay, các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng mới sản xuất, gia công chưa được 300 chi tiết trong khi cả chiếc xe có khoảng 30.000 chi tiết linh kiện. Hơn nữa, hàm lượng công nghệ và giá trị các chi tiết linh kiện, phụ tùng này cũng chưa cao khi mới chỉ là những linh kiện cồng kềnh, cần nhiều nhân công như ghế, bộ dây điện, vành bánh xe, ốp cửa, lốp không săm… và một số doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe.
Đặc biệt, những chi tiết quan trọng về động cơ, hệ truyền động, hộp số, hệ thống an toàn, hệ thống điện tử trên xe, đặc biệt là chip bán dẫn, doanh nghiệp nội địa chưa sản xuất được và nhập khẩu hoàn toàn.
Hiện nay, các các thương hiệu ô tô lớn đang sản xuất, lắp ráp nhiều mẫu xe trong nước như Thaco, TC Motor, VinFast, Toyota…Phát biểu của ông Phan Đăng Tuất – Chủ tịch VASI vẫn đang nhận nhiều luồng ý kiến trái chiều.
- Có nên vay để bắt đáy bất động sản khi nợ 9 tỷ đồng?
- Chuyện làng Việt: "Ký ức xe đạp một thời gian khó"
- 3 kiểu cha mẹ khiến con cái lúc nhỏ thì ấm ức, lúc trưởng thành thì oán ghét
- Lạng Sơn: Nuôi chim hót hay, lông đẹp, xuất xứ từ Pháp, một nông dân phát tài
- “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”: Về già, đứa hiếu thảo nhất có khi lại là đứa từng làm cha mẹ buồn lòng