Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
83 lượt xem

Phim 20 tỉ đồng Đào, phở và piano: Hà Nội chất chơi đến kiệt cùng

Trong phim 20 tỉ đồng do Nhà nước đặt hàng, hình ảnh đào, phở, piano liên tục xuất hiện như một cách giải mã sự hồn nhiên và đầy chất chơi của người Hà Nội một thời.

Một cảnh trong phim Đào, phở và piano – Ảnh: đoàn phim cung cấp

Chia sẻ với Tuổi Trẻ trong buổi ra mắt phim Đào, phở và piano vào tối 24-9 tại Hà Nội đạo diễn – tác giả kịch bản Phi Tiến Sơn nói: “Tôi muốn làm một bộ phim để trả nợ cho Hà Nội của tôi. Nếu bố tôi còn sống, chắc chắn cụ sẽ hài lòng”.

Ông cũng tiết lộ phim do Nhà nước đặt hàng có kinh phí khoảng 20 tỉ đồng.

Phim về Hà Nội chất chơi

Đào, phở và piano lấy cảm hứng từ cuộc chiến 60 ngày đêm vào cuối năm 1946, đầu năm 1947 của quân dân Hà Nội.

Trong những trận đánh cuối cùng trước khi quân ta rút khỏi Hà Nội năm 1947 lên chiến khu, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ một số người vẫn chọn ở lại chiến lũy.

Họ, có tên hoặc không có tên, cùng nhau kể một câu chuyện bi tráng mà không kém phần lãng mạn về “tâm hồn Hà Nội” trong khói lửa.
Đó là một cảm tử quân (Doãn Quốc Đam đóng) băng qua lửa đạn để mang về một cành hoa mùa xuân bởi “ngoài chiến lũy cũng thèm một cành đào đẹp”.

Anh có một đám cưới cảm động với tiểu thư xinh đẹp Hà thành (Cao Thùy Linh đóng) giữa một Hà Nội đổ nát. Họ trèo tít lên cao để ngắm nhìn thành phố của họ trong đêm hạnh phúc cuối cùng (17-2-1947).

Có mặt trong lễ cưới là một họa sĩ già (NSƯT Trần Lực đóng) ở lại để hương khói cho những người đã hy sinh.

Ông có một bức tranh cần hoàn thành và một vị linh mục (NSND Trung Hiếu đóng) “không muốn chiến tranh”, “cần yên bình”. Hai người đã cùng ăn phở, nói về nghệ thuật, uống rượu vì ngày mới – ngày “tận hiến”.

Đó là một cậu bé đánh giày mơ yên vui ngày cũ, hãnh diện đội chiếc mũ cảm tử quân trên đầu; một ông phán Tây học mê ca trù theo đuổi chủ nghĩa lãng mạn đến tận cùng.

Và hai vợ chồng hàng phở (Anh Tuấn và Nguyệt Hằng thủ vai) nấn ná chưa đi vì muốn nấu cho anh em chiến lũy bát phở. Thời buổi chiến loạn, họ vẫn chờ một nắm hành thơm Nhật Tân cho đủ vị, thong thả xay bột bằng cối đá, tráng bánh phở, chờ miếng nạm nhừ.

“Nóng quá ăn mất ngọt, nguội quá mất thơm”, “Cho ít hành, dấm tỏi, ớt vào”. Khán giả xem phim mà mùi thơm của phở “xộc” vào tâm trí như một lát cắt sắc lẹm về cái chất chơi “tới bến” của người Hà Nội

Bài viết cùng chủ đề: