Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
150 lượt xem

Phú Thọ: Dùng chất thải từ nuôi cá để trồng rau thuỷ canh – cách lạ mà hay giúp anh nông dân “hái” ᴛiền triệu mỗi ngày

Mỗi ngày anh Đinh Quang Tiệp ở khu Suối Gấm (huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) “hái” ᴛiền triệu nhờ sử dụng chất thải từ mô hình nuôi cá để trồng rau thủy canh.

Trồng rau thủy canh – thu nhanh ᴛiền triệu

Anh Đinh Quang Tiệp – khu Suối Gấm, thị trấn Cẩm Khê (huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) chia sẻ: Anh làm mô hình trồng rau thủy canh sau khi trở về nhà từ chuyến tham quan một số mô hình phát triển nông nghiệp cao nghệ cao ở miền Nam (tháng 3/2022).

Nhận thấy nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch ngày càng tăng cao, anh đã bàn bạc, vận động người thân cùng góp vốn để triển khai trồng rau thủy canh kết hợp với nuôi cá (còn gọi là mô hình Aquaponics).

Anh Tiệp đã xây dựng hệ thống giàn trồng, hệ thống tưới và xây dựng bể cá để trồng rau kết hợp nuôi cá với hơn 1 tỷ đồng huy động được. Anh Tiệp bật mí, trồng rau thủy canh kết hợp nuôi cá là mô hình mô phỏng hệ sinh thái tự nhiên, sử dụng chất thải từ cá để làm chất dinh dưỡng cho rau mà không sử dụng đất, không sử dụng phân bón và tɦuốc bảo vệ thực vật.

Áp dụng mô hình này, mỗi lứa rau, từ lúc gieo hạt đến lúc thu hoạch sản phẩm chỉ mất khoảng 40 ngày; điểm quan trọng là tiết kiệm được nước, sức lao động và chi phí đầu tư do không phải thực hiện một số khâu như làm đất, làm cỏ, vun xới và tưới.

“Với tổng diện tích gần 1.000 m2 hiện tại, chỉ cần một nhân công chủ yếu đo các chỉ số về chất lượng rau, bắt sâu cho rau, cho cá ăn. Rau từ khi trồng cho đến lúc thu hoạch sẽ được ghi chép, theo dõi sát sao các yếu tố nhiệt độ, nồng độ dinh dưỡng để đảm bảo đạt năng suất, chất lượng cao”, anh Tiệp cho hay.

Thời điểm này, anh Tiệp đang trồng rau nhiều loại rau như: Xà lách, cải bó xôi, cải bẹ xanh, cải bẹ dún, cải ngọt, cải thìa…Các loại rau trồng bắt đầu bước vào giai đoạn thu hoạch. Bình quân mỗi ngày, anh Tiệp thu hoạch hơn 30 kg các loại rau tươi.

Toàn bộ rau thu hoạch được anh bán cho người dân xung quanh và các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thị trấn Cẩm Khê với giá từ 30-40.000 đồng/kg, mang về nguồn thu khoảng 1 triệu đồng/ngày.

“Trồng rau thuỷ canh cho sản phẩm rau thu hoạch không chỉ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn hẳn so với phương pháp canh tác truyền thống. Đặc biệt, nhu cầu thị trường rất cao do rau tươi, ngon, sạch, nên nhiều khi tôi không có đủ số lượng rau để cung cấp cho khách hàng”, anh Tiệp bộc bạch.

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Ngoài nguồn thu từ rau, anh Tiệp còn đang nuôi 6.000 con cá chình. Loại cá này, đang được thị trường ưa chuộng, thời gian tới anh dự định tăng số lượng nuôi lên để phục vụ nhu cầu của người dân.

Từ những thành công bước đầu của mô hình trồng rau thuỷ canh kết hợp nuôi cá, anh Tiệp đang hướng tới mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm.

Dân Việt

Bài viết cùng chủ đề: