Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
115 lượt xem

Phú Thọ: Nuôi loài nhung nhúc tốt hơn cả sâm nhung bằng lá sắn, vừa bổ vừa sạch, mỗi năm thu gần nửa tỷ

Được nhiều hộ nông dân duy trì trong lúc nông nhàn, nghề nuôi tằm lá sắn đang giúp cho nhiều gia đình thu về từ 300 đến 400 triệu đồng mỗi năm. Giống tằm sắn dần được ưa chuộng thành món đặc sản hút khách.

Nghề phụ mang thu nhập lớn

Có trên 1ha đất vườn, đồi trồng sắn lấy củ làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, gia đình bà gia đình bà Đặng Thị Loan ở khu 11 xã Đào Xá (huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) đã tận dụng để nuôi tằm.

Tằm thường được nuôi từ khoảng tháng 3 đến tháng 10 âm lịch hàng năm; việc nuôi tằm cũng đơn giản, người nuôi không cần nhiều vốn, chịu khó học tập kinh nghiệm, tìm hiểu kỹ thuật, dành một phần diện tích thoáng mát, sạch sẽ làm khu nuôi và có nhân lực hái lá sắn hai đến ba lần/ngày cho tằm ăn là có thể nuôi được, bà Loan chia sẻ.

Mỗi gói trứng tằm có trọng lượng 0,1kg, với giá 1 triệu đồng, sau 15-20 ngày từ khi trứng nở và phát triển sẽ cho thu khoảng 1,7 đến 1,8 tạ tằm “chín”.

Do nhu cầu tiêu thụ của thị trường nên gia đình bà Loan nuôi quanh năm; vào tháng giêng và tháng 2 âm lịch không có lá sắn, thì cho tằm ăn lá cây Thầu Dầu Ve hoặc sắn ruôi.

Gia đình bà Loan mỗi tháng nuôi từ 2 đến 3 lứa tằm, với giá bán giao động từ 65- 70 nghìn đồng/1kg, đầu mùa có thể lên tới 100 nghìn đồng/1kg, đã đem lại nguồn thu từ 350-400 triệu đồng/năm cho gia đình. Hiệu quả kinh tế mang lại cho người nông dân từ mô hình nuôi tằm lá sắn ở Đào Xá đã thấy rõ; mặc dù chỉ được coi là “nghề phụ”, nhưng cũng đã trở thành nguồn thu nhập chính của mỗi gia đình

Gia đình ông Nguyễn Ngọc Thanh cũng đã nuôi tằm hơn 10 năm nay và trở thành nghề có thu nhập chính của gia đình. Ông Thanh cho biết: Vòng đời của con tằm từ khi còn là cái trứng cho đến lúc “chín” khoảng 20 ngày; vào mùa nắng nóng, tằm phát triển mạnh thì chỉ khoảng 15 ngày là đã có thể thu hoạch để bán làm thực phẩm, nên việc phát triển nghề nuôi tằm rất thuận lợi và có thể tăng lứa nuôi theo nhu cầu; người già, trẻ nhỏ đều có thể tham gia.

Từ khi con tằm mới nở đến lúc ăn rỗi phải thật chú ý, không để tằm bị đói; bên cạnh đó, con tằm cực kỳ nhạy cảm với các loại hóa chất, bởi vậy không để các loại chất tẩy, hóa chất có mùi hoặc sử dụng tɦuốc diệt côn trùng ở khu vực nuôi để tránh khí độc cho tằm; sau mỗi đợt thu hoạch, khu vực nuôi và các vật dụng phải được cọ rửa sạch sẽ, phơi khô, khử trùng bằng vôi bột rồi mới tiếp tục nuôi lứa mới. Mô hình nuôi tằm lá sắn, mỗi năm cũng đã cho gia đình ông nguồn thu trên 200 triệu đồng.

Siêu sạch tốt hơn cả sâm nhung

Tuy có vẻ bề ngoài khá đáng sợ với chi chít chân và gai nhưng tằm lá sắn được quảng cáo như một loại thực phẩm “đại bổ như sâm” đang được chị em săn lùng về tẩm bổ hay làm mồi nhậu cho chồng với giá 150.000 đồng/kg.

Theo Hội Nông dân xã Đào Xá cho biết, địa phương có 2/3 diện tích là đồi rừng nên việc phát triển mô hình nuôi tằm lá sắn là rất thuận lợi. Nghề nuôi tằm cũng đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân, có hộ thu nhập khoảng 400 triệu đồng/năm. Đào Xá hiện có hơn 600 hộ nuôi tằm lá sắn, mô hình này đã mang lại hiệu quả “kép” cho người nông dân. Từ việc trồng sắn lấy củ để làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, người nông dân đã tận dụng lá sắn để phát triển kinh tế gia đình từ nuôi tằm.

Bài viết cùng chủ đề: