Từ xưa đến nay, ông bà ta hay quan niệm “con gái giống cha giàu ba họ, con trai giống mẹ khổ ba đời”. Thế nhưng quan niệm này có thực sự là đúng hay không?
Câu chuyện về sự phân biệt “con gái giống cha giàu bà họ, con trai giống mẹ khổ ba đời”
Ngày tôi mang thai, đi siêu âm kết quả là con trai cả họ hàng bên nội ai cũng mừng ra mặt. Số là ba mẹ chồng tôi có tới năm người con gái, đẻ cố mãi mới được chồng tôi bây giờ nên khi biết tin con dâu có bầu, lại là con trai đầu lòng nên các cụ mừng lắm. Suốt chín tháng thai kỳ hầu như tôi không phải đụng chân đụng tay vào bất cứ việc gì, chỉ ăn uống đầy đủ, tập thể dục, nghe nhạc thường xuyên cho con sau này sinh ra cao lớn, khỏe mạnh…
Rồi ngày lâm bồn cũng đến, đúng 11 giờ đêm tôi hạ sinh cu Bin khỏe mạnh, kháu khỉnh. Cháu nặng 3.6 kg, da trắng, môi đỏ tựa như thiên thần. Tôi nằm viện hai ngày sau thì về nhà, mọi người tới thăm ai cũng khen cu Bin đẹp trai, giống mẹ y đúc. Những tưởng có được thằng cháu đích tôn như vậy tình cảm mẹ chồng – nàng dâu sẽ càng thu hẹp khoảng cách, nào ngờ càng ngày bà càng gét tôi ra mặt, lý do chỉ vì cu Bin giống mẹ nhiều hơn ba mà theo quan điểm của bà thì “Con gái giống cha giàu ba họ, con trai giống mẹ khổ ba đời”.
Tôi cao 1m65, da trắng, má lúm đồng tiền… bề ngoài khá ưa nhìn còn chồng tôi người gốc Hoa, anh chỉ cao hơn vợ 3cm, mắt một mí, làn da bánh mật… Ông bà ngoại và các dì tới thăm cháu, ai cũng đồng quan điểm “Cũng may mà cu Bin giống mẹ mới được đẹp trai vầy chứ giống ba coi bộ xấu hoắc à” – Em gái tôi hóm hỉnh. Ngày chưa cưới đi chơi với anh tôi không dám mang giày cao gót. Vợ chồng tôi sánh bước bên nhau mọi người nhìn vào ai cũng ghẹo “Kiều nữ và đại gia”. Yêu nhau ngót nghét 3 năm mới cưới, những tưởng vượt qua bao nhiêu sóng gió từ nay hạnh phúc sẽ mỉm cười khi có thêm đứa con trai nối dõi tông đường, nào ngờ…
Mới sinh con được hơn một tháng mà tôi phải làm đủ thứ việc trong nhà từ nấu cơm, giặt đồ, rửa chén… trong khi bà nội lấy cớ tuổi già mệt mỏi, đau nhức xương khớp nằm lỳ trong phòng nghe nhạc, coi tivi.
Cuối tuần chồng được nghỉ còn đỡ chứ ngày thường chồng đi làm, chỉ có mẹ chồng ở nhà là tôi lại bị hóa thân thành osin chính hiệu với trăm thứ đổ lên đầu. Thuê người giúp việc thì mẹ chồng kêu không thích người lạ vào nhà, sợ bỏ thuốc mê, cướp của…
Lắm lúc con ốm, con đau cũng toàn bà ngoại ở cách xa mấy chục cây số bắt xe tới chăm sóc chứ bà nội thì đừng hòng. Chồng tôi tuy rất yêu vợ, thương con nhưng cũng chỉ biết an ủi, tranh thủ đi làm về sớm phụ giúp việc nào hay việc đấy. Mới sinh con được 3 tháng nhưng tôi cảm thấy vô cùng ngột ngạt, khó chịu.
Không ai gét bỏ máu mủ ruột rà của mình chỉ vì lý do lãng nhách: Con gái giống cha giàu ba họ, con trai giống mẹ khổ ba đời. Tôi là mẫu phụ nữ giỏi giang, tháo vát. Tôi tin với trí thông minh và tiềm lực kinh tế của mình, sau này tôi có thể nuôi dạy con cái phát triển tốt nhất cả về thể chất lẫn tinh thần chứ làm sao mà tin theo cái quan niệm cổ hủ của bà được?
Mẹ thực sự là người di truyền trí lực cho trẻ
Theo các nhà khoa học, yếu tố di truyền chiếm 50%-60% sự ảnh hưởng đối với trí tuệ. Một người mẹ thông minh sẽ sinh ra những đứa con có trí tuệ hơn người, đặc biệt sự di truyền trí lực cho đứa con trai càng nhiều hơn.
Nguyên nhân chủ yếu có liên quan đến nhiễm sắc thể X ở nữ giới. Nữ giới có 2 nhiễm sắc thể XX, trong khi đó, nam giới chỉ có 1 nhiễm sắc thể này. Do đó, người mẹ chiếm vị trí quan trọng trong việc truyền cho con cái trí tuệ thông minh.
- Cô gái xinh đẹp khoe tình yêu lâm li bi đát với chồng kém sắc bất chấp gia đình phản đối trước khi bị vạch mặt khiến dân mạng nổi đóa
- Đi làm đừng câm như hến, mạnh dạn hỏi sếp 5 điều này, sự nghiệp sẽ thăng tiến vùn vụt
- Hải Phòng: Trang trại gì toàn ruồi với ấu trùng, ấy vậy mà “đẻ” ra khối tiền cho ông nông dân
- Cõng chồng 10 năm trên lưng, tới lúc giàu sang chồng liền đổi vợ mới lành lặn
- Nhà trọ tăng giá đồng loạt, người thuê xây xẩm mặt mày