Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
118 lượt xem

Sóc Trăng: Trồng giống chanh lạ không chua mà có vị ngọt, quả sai trĩu trịt đếm không xuể, có bao nhiêu bán cũng hết 120.000 đồng/kg

Ông Sáu Công cho biết trước khi trồng chanh dây ông có nhiều năm trồng cam, chanh, quýt, bưởi. Một lần xem thông tin trên mạng, thấy quảng cáo chanh leo ngọt có nguồn gốc từ Colombia, ăn vào có lợi cho sức khỏe nên ông tìm mua 10 hạt giống về trồng.

Ông Nguyễn Thành Công (Sáu Công, 57 tuổi, ngụ xã Song Phụng, H.Long Phú, Sóc Trăng) là người đầu tiên ở miền Tây ghép thành công giống chanh leo có vị ngọt, mang lại hiệu quả kinh tế ngoài mong đợi.

Ông Sáu Công cho biết trước khi trồng chanh dây ông có nhiều năm trồng cam, chanh, quýt, bưởi. Một lần xem thông tin trên mạng, thấy quảng cáo chanh leo ngọt có nguồn gốc từ Colombia, ăn vào có lợi cho sức khỏe nên ông tìm mua 10 hạt giống về trồng. “Trong 10 hạt giống được ươm, có 5 hạt nảy mầm và chỉ 2 dây cho trái, trong đó một dây cho trái ngọt. Sau khi thưởng thức mùi vị đặc trưng của trái chanh ngọt, tôi mừng như trúng số”, ông Sáu Công kể.

Qua một thời gian chăm sóc, ông Sáu Công nhận thấy giống chanh này tuy cho trái ngọt nhưng lại không thích hợp với vùng nước mặn và đất nhiễm phèn nên cây cằn cỗi, trái ít, mau tàn. Lúc bấy giờ, nhiều bạn bè khuyên ông nên chọn giống khác cho phù hợp, song với tính năng động, yêu thích khoa học, yêu nghề vườn, ông quyết tâm theo đuổi, tìm cách khắc phục cho chanh phát triển ở vùng nước mặn.

Qua kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về các giống cây trồng, ông Sáu Công biết rõ loại cây nào chịu mặn, loại nào chịu lợ và ngọt. Vì vậy, sau nhiều lần “nâng lên đặt xuống”, ông quyết định chọn gốc nhãn lồng (lạc tiên) – loại cây sống rất khỏe ở vùng nước mặn và lợ, thử ghép chung với dây chanh. Không ngờ lần thí nghiệm đó thành công và đạt kết quả như mong muốn.

Ông Sáu Công cho biết đầu tiên ông xuống giống 15 dây, nay phủ xanh được 6 công, trong đó 3 công đã cho trái, giá bán từ 60.000 – 100.000 đồng/kg. Loại chanh dây ngọt dùng ăn tươi hoặc làm nước uống đều rất ngon. Ngoài bán trái, ông còn bán cây giống. Từ đầu năm 2020 đến nay, ông đã cung cấp cây giống cho cả nước trên 6.000 dây với giá 80.000 – 100.000 đồng/dây (bán hàng trực tiếp và online), hiệu quả gấp nhiều lần so với các loại dây leo khác.

“Tính từ năm 2019 đến nay tôi thu trên 600 triệu đồng từ tiền bán chanh trái và chanh giống, chưa kể nguồn thu các mặt hàng nông sản khác”, ông Sáu Công chia sẻ và cho biết hướng tới sẽ mở rộng diện tích, phát triển quy mô lớn theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng để đủ sức cạnh tranh và phát triển bền vững.

Chia sẻ thêm về “bí quyết” thành công, ông Sáu Công cho biết trồng chanh leo ghép nhãn lồng không tốn nhiều tiền đầu tư, chỉ cần mặt bằng rộng và giàn leo vững chắc. Nhờ ghép với gốc nhãn lồng, một loại dây leo hoang dã, nên chanh phát triển rất mạnh, đạt năng suất cao. “Nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, tôi hướng tới sản xuất nông nghiệp sạch, hạn chế đối đa việc dùng phân vô cơ và tɦuốc bảo vệ thực vật”, ông Sáu Công nói.

Giống như ông Công, anh Trương Văn Phúc, một nông dân trẻ, ngụ ấp 2, xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, (tỉnh Tiền Giang) đã ghép, lai tạo thành công giống chanh dây hồng ngọt độc đáo.

Anh Phúc chia sẻ, đầu tiên anh mua giống chanh dây ở một số cơ sở sản xuất nổi tiếng ở Sóc Trăng về trồng, sau thời gian mày mò, nghiên cứu và tìm hiểu nhưng không thành công.

Do đất nhiễm mặn và hạn nên cây chanh dây không phát triển tốt. Tuy thất bại ban đầu, nhưng anh vẫn tiếp tục lai tạo, với suy nghĩ lai tạo giống nội không được, anh tiếp tục lai tạo giống ngoại, thế là anh bắt đầu tìm mua giống chanh dây nhập ngoại của Mỹ, Đức, Nam Phi về lai ghép với chanh dây địa phương để tìm ra giống chanh dây thích hợp ở vùng đất Gò Công này. Cuối cùng anh Phúc đã lai tạo và ghép thành công giống chanh dây hồng ngọt.

Anh Phúc chia sẻ thêm: “Giống chanh dây này khi chín có vỏ màu hồng, ruột vàng, vị ngọt thanh, có thể ăn tươi như một số trái cây khác mà không cần phải pha chế như các loại chanh dây thông thường. Đặc biệt, chanh dây hồng ngọt có nhiều ưu điểm nổi trội như: trái to khoảng 200 gram/trái, cho năng suất cao.

Chanh dây hồng ngọt khá dễ trồng, sau 3 đến 4 đến tháng là cho trái rất say, mỗi mắc dây chanh đều có một trái, giống chanh dây này rất thích hợp với vùng đất ven biển Gò Công bởi khả năng chống chịu hạn, mặn cao”.

Hiện tại, anh Phúc đã trồng được 500 gốc chanh hồng ngọt trên diện tích 6.500m2 của gia đình đang bắt đầu cho trái, anh Phúc bắt đầu bán một số lượng nhỏ trái chanh dây hồng ngọt cho người dân dùng thử, giá từ 100.000 đến 120.000 đồng/kg.

Trong thời gian tới, anh Trương Văn Phúc tiếp tục nghiên cứu ghép giống với một số loại cây khác như: chanh, nhãn lồng…để sớm phủ kín giàn chanh, đồng thời cho ra nhiều sản phẩm mới phục vụ bà con nông dân có nhu cầu.

Bài viết cùng chủ đề: