Nhờ chăn nuôi lợn mà giờ đây ông Hoàng Văn Chứng, (SN 1964), bản Thộ, xã Chiềng Ban (Mai Sơn, Sơn La) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Ông Chứng vừa dẫn đường lên trang trại vừa kể: “Trước đây, người dân chúng tôi chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, tự cung tự cấp là chính nên hiệu quả kinh tế không cao, từ đó cuộc sống gặp không ít khó khăn. Nhận thấy nhu cầu thị trường ngày càng cao, cùng với đó, tôi được đi tham quan học hỏi nhiều mô hình chăn nuôi lợn hiệu quả trong và ngoài xã đã giúp tôi có thêm kinh nghiệm để chăn nuôi. Đồng thời, người dân chúng tôi còn được cán bộ chuyên môn tập huấn kỹ thuật chăn nuôi để phát triển kinh tế.”
Năm 2018, khi đã có trang bị đầy đủ kiến thức về kỹ thuật nuôi, gia đình ông Chứng bỏ 400 triệu đồng từ số vốn tiết kiệm của gia đình để đầu tư hầm biogas, xây chuồng lợn, với diện tích 300 m2 phát triển chăn nuôi lợn thịt.
Việc nuôi lợn nái không chỉ giúp gia đình ông Chứng tự chủ được con giống mà còn giúp đàn lợn hạn chế được dịch bệnh khi mua lợn giống từ bên ngoài.
Đàn lợn của gia đình ông Chứng luôn phát triển tốt nhờ chăn nuôi đúng kỹ thuật. Hiện tại, gia đình ông Chứng có 12 con lợn nái; 80 con lợn thịt. Gia đình nuôi lợn nái để chủ động con giống, với cách làm này, không chỉ góp phần giảm chi phí đầu vào mà còn giúp đàn lợn hạn chế được dịch bệnh khi mua lợn giống từ bên ngoài.
Dù nuôi lợn khá vất vả nhưng bù lại hiệu quả kinh tế đem lại cao. Từ đầu năm đến nay, gia đình đã xuất bán hơn 10 tấn thịt lợn hơi ra thị trường. Với giá dao động từ 65 – 68 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí gia đình ông lãi khoảng 300 triệu đồng.
Ông Chứng chia sẻ về kỹ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi lợn:
“Khi lợn con mới đẻ ra được 14 và 32 ngày tuổi thì phải tiêm vaccine phòng bệnh; sau hơn một tháng khi lợn con cai sữa, tách ra để nuôi làm lợn thương phẩm. Đối với khu lợn nái sinh sản phải lắp thêm bóng đèn úm loại 150W để đảm bảo nhiệt độ cho lợn con vào mùa đông.
Gia đình tôi đã có cuộc sống ổn định hơn nhờ nghề này, trước mắt gia đình tôi đang dự định sẽ xây dựng lại một căn nhà mới khang trang. Đồng thời, sẽ đầu tư thêm chuồng trại để nuôi lợn thịt nữa”. Ông Chứng nói.
Bên cạnh việc đảm bảo nguồn thức ăn, phải đặc biệt quan tâm công tác phòng chống dịch bệnh, thực hiện tiêm phòng vaccine theo định kỳ; thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Cùng với đó, rắc vôi bột cho khu chuồng chăn nuôi; phun khử khuẩn ít nhất 1 lần/tuần; tăng cường công tác chăm sóc, nuôi dưỡng bảo đảm cho vật nuôi đầy đủ dinh dưỡng; theo dõi quá trình sinh trưởng để kịp thời phát hiện biểu hiện của các bệnh lợn thường gặp để xử lý.
Nhờ vào lòng quyết tâm, kiên trì, ham học hỏi, từ một hộ khó khăn, gia đình ông Hoàng Văn Chứng đã vươn lên thành hộ nông dân làm giàu của bản, xã; mô hình của ông được nhiều bà con trong xã, bản học tập và làm theo.
- Gái ngoan không được ‘rên rỉ’ trên giường?
- 8 bài thuốc quý từ cây hoa ngũ sắc: Chữa được cả viêm xoang, xương khớp…
- Nuôi con vật bẩn thỉu, cả làng chê cười, người phụ nữ kiếm hơn 3 tỷ ở tuổi đôi mươi
- Netizen chỉ trích Thắng (Ngọt) khi nhắc đến AMEE, đăng ảnh bán nude còn công khai QR Code “xin tiền” fan
- Phụ nữ có phúc hay không sẽ rõ ràng khi bước sang tuổi 40, hãy nhìn vào 3 chi tiết này