Sự khác biệt giữa 2 đứa trẻ này không chỉ tới tính cách mà còn nhiều khía cạnh khác.
Tiểu An và Tiểu Chu (Trung Quốc) là 2 người bạn học với nhau. Cả 2 có ngoại hình và gia cảnh tương tự nhau, học cùng lớp từ nhỏ tới lớn nhưng tính cách hoàn toàn trái ngược nhau.
Tiểu An là một cô gái vui vẻ, tự tin và hòa đồng, trong khi đó Tiểu Chu lại sống nội tâm, nhạy cảm và ít khi giao du với mọi người. Sở dĩ 2 cô gái này có tính cách trái ngược như vậy là do cách giáo dục của 2 gia đình khác nhau.
Tuy điều kiện gia đình của Tiểu An không tốt nhưng bố mẹ cô luôn cho cô tiền tiêu vặt từ nhỏ. Ngược lại, bố mẹ của Tiểu Chu luôn dạy con gái mình rằng “kiếm tiền không dễ, đừng mua những thứ không cần thiết”. Vì thế, ngay từ nhỏ, Tiểu Chu luôn có quan niệm rằng, mình nên mua đồ rẻ, miễn là nó có thể sử dụng được.
Vào năm lớp 8, nhà trường tổ chức chuyến du lịch 1 tuần, mỗi học sinh cần đóng 300 tệ (1 triệu đồng). Tiểu An e dè không dám xin bố mẹ vì biết gia đình mình nghèo. Thế nhưng, bố mẹ của Tiểu An không chỉ chủ động trả khoản này mà còn cho cô thêm 100 tệ (350 nghìn đồng) để con gái có thể mua thêm đồ ăn khi đi du lịch.
Trong khi đó, bố mẹ của Tiểu Chu than thở rất nhiều và nói cho cô biết gia đình mình khó khăn như thế nào. 300 nhân dân tệ không phải là số tiền nhỏ và nó không đáng để chi tiêu cho những chuyến du lịch. Cuối cùng, Tiểu Chu đã trở thành một trong số ít người trong lớp không tham gia chuyến du lịch.
Sau khi vào cấp 3, Tiểu Chu không bao giờ tham gia các hoạt động tập thể, ít bạn bè, dù điểm số khá tốt. Cô cũng hiếm khi có cơ hội đi ăn chung với các bạn trong lớp vì không có tiền. Cô không thể trò chuyện với các bạn cùng lớp vì không hiểu bộ phim nào đang hot, drama nào đang xảy ra… Cô dần dần thu mình, ít nói và nhạy cảm hơn.
Nhiều năm sau khi ra trường, Tiểu Chu nói mặc dù điều kiện của mình khá hơn rất nhiều so với trước đây nhưng cô luôn có cảm giác bất an mỗi khi tiêu tiền.
Cha mẹ nên dạy con như thế nào về tiền bạc?
– Cho một số tiền tiêu vặt nhất định, không cho mù quáng
Việc cho trẻ quá nhiều tiền có thể hình thành thói quen tiêu xài hoang phí. Khi trẻ chưa đủ nhận thức về giá trị của đồng tiền, việc cân đối số tiền tiêu vặt là điều quan trọng. Khuyến cáo bố mẹ nên cho con tiền tiêu vặt hằng tuần, khoảng 20 – 30 tệ (70 – 100 nghìn đồng) là đủ.
Số tiền này cho phép trẻ có thể đi ăn cùng với các bạn, hoặc mua những gì chúng thích. Điều này có thể cải thiện tình bạn và tránh việc trẻ muốn thứ gì đó mà không được nên nảy sinh ý nghĩ ăn trộm tiền.
Nếu trẻ tiết kiệm được số tiền này, đó sẽ là một số tiền lớn sau 1 năm. Lúc này, trẻ có thể mua được những thứ có giá trị cao hoặc thứ mà chúng mong ước bấy lâu. Điều này mang lại cảm giác thành tựu và sự hài lòng, củng cố thêm ý thức tự quản của trẻ.
– Trả lại tiền lì xì cho con
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, nếu không giữ tiền lì xì của con, chúng sẽ tiêu xài bừa bãi. Kiểu suy nghĩ này thực ra là chủ quan.
Suy nghĩ của trẻ em bị ảnh hưởng sâu sắc bởi cha mẹ của chúng. Nếu cha mẹ liên tục khẳng định rằng, điều đó không thể được thực hiện, xác suất để trẻ ở độ tuổi vị thành niên làm được điều đó về cơ bản là bằng 0.
Trên thực tế, khi trẻ còn nhỏ, chúng thường chỉ thích mua đồ ăn vặt, mua đồ chơi, không tiêu xài quá nhiều.
Vì vậy, việc kiểm soát tiền lì xì của con cái, ngoài việc phản ánh tâm lý muốn kiểm soát, chi phối của cha mẹ, nó còn không mang lại bất kỳ ảnh hưởng tốt nào cho con trẻ.
Nếu cha mẹ lo lắng, có thể kiểm soát tiền lì của con mình bằng cách cho vào ống heo hoặc để ở nơi trẻ nhìn thấy, đồng thời giải thích lý do.
Trên thực tế, trẻ con thường rất nhạy cảm, chỉ cần cha mẹ kiên nhẫn giải thích, trẻ sẽ lắng nghe và tự hào vì được cha mẹ tin tưởng.
Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng tự chủ và tự trang trải tài chính. Trẻ sẽ tự tin, vui vẻ và lạc quan hơn.
– Dạy trẻ về khái niệm tiền bạc ngay từ nhỏ
Robert Kiyosaki từng nói: “Nếu bạn không dạy con mình về tiền bạc, người khác sẽ làm điều này”.
Đối với trẻ 3-6 tuổi, cha mẹ cần cho chúng biết về tiền và vai trò của tiền. Trẻ em từ 6-12 tuổi cần hiểu các chi phí trong gia đình, để trẻ có cái nhìn đúng đắn về tiền bạc.
Cha mẹ đừng dùng nghèo khó để nuôi con, nó sẽ khiến trẻ có những cái nhìn sai lệch về tiền bạc và để lại những nỗi đau không thể xóa nhoà. Việc cho trẻ tiền tiêu vặt và dạy trẻ cách tiêu như thế nào mới là điều cần nên làm.
- “Cháu bà nội, tội bà ngoại” và những mâu thuẫn khi bà chăm cháu
- Bác sĩ phụ sản bày cách giúp mẹ “đẻ không đau”, em bé tự chui ra trong 15 phút
- Hàng xóm thân thiết kéo nhau ra tòa vì 1,6m2 đất tường rào?
- Những điều đàn ông “ngại” thường “cậy miệng” cũng không nói khi về giường, chỉ khi quá yêu vợ chàng mới chịu thủ thỉ lúc nhập cuộc
- Pup Loses Her Person But Gains a New Family Who Loves Her to Pieces