Người môi giới này cho rằng, cần phải nhìn vào lợi ích chung của xã hội, chứ ai cũng đi buôn đất thì ai sản xuất, kinh doanh. Đã là người có trình độ, đừng chỉ chăm chăm vào buôn đất làm giàu.
Cách đây vài năm, cư dân mạng không khỏi xôn xao với bài đăng của một cựu môi giới đất. Theo đó, người này cho rằng, đã là người có trình độ, chẳng ai đi buôn đất để làm giàu có lợi cho mỗi mình cả.
Người này chia sẻ: “Tôi cũng từng buôn đất đai nhà cửa, có thắng, có thua nên cũng có cái nhìn riêng. Lúc đầu buôn đất, sau buôn nhà rồi đến buôn căn hộ chung cư. Bán, cho thuê, lướt sóng đầu cuối kiểu gì cũng ‘chơi'”. Quả thực, càng tham gia nhiều thì càng kiếm được nhiều tiền, càng ở lâu trong nghề càng giàu. Thế nhưng, cựu môi giới này nhận ra rằng: “Tiền ấy chỉ làm lợi cho mình chứ không làm lợi cho xã hội. Mình phải nhìn vào lợi ích chung của xã hội trước”.
Tiền ấy chỉ làm lợi cho mình chứ không làm lợi cho xã hội. Mình phải nhìn vào lợi ích chung của xã hội trước
Vốn dĩ, xã hội càng tiến bộ thì càng xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh mới, hiển nhiên sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Xã hội chậm chạp, có vài kiểu kinh doanh làm đi làm lại hoài thì kiếm tiền sẽ ngày càng khó khăn. Không ít người cứ chen chân vào thị trường đã đông kín vì không biết phải đầu tư vào đâu.
Nếu chẳng hạn, bây giờ Việt Nam cấm buôn đất nền, đánh thuế đất bỏ hoang thì sao? Khi ấy người thiệt là người có nhiều đất nền, chứ người có 1-2 mảnh để “cho con cái sau này” thì tiền thuế chẳng thấm vào đâu. Lúc ấy, dòng tiền đầu tư sẽ đi đúng hướng là tạp lập tài sản trên đất.
Nếu không kinh doanh cho thuê thì người ở sẽ phải là chính chủ. Tạo lập tài sản trên đất chỉ là bước đầu, tiếp theo là làm sao kinh doanh được tài sản ấy. Giá bất động sản nước ngoài được tính dựa trên giá trị lợi nhuận mà tài sản ấy mang lại. Có nghĩa là, trừ nhà để ở ra, mọi loại nhà khác mình có phải đem lại lợi tức.
Trừ nhà để ở ra, mọi loại nhà khác mình có phải đem lại lợi tức
Người này chỉ ra: “Ví dụ, bạn cho thuê cả căn nhà thì tiền cho thuê ấy chính là lợi tức. Lợi tức càng cao thì giá bất động sản cũng càng cao (giá ban đầu đúng bằng chi phí xây dựng + lợi nhuận định mức). Sẽ có người nói, nhiều người muốn mua cùng một căn nhà thì sao? Thì đấu giá xem ai trả cao hơn và người trả bao giờ cũng căn trên lợi tức của cái nhà”.
Vậy “giá thị trường” ở nước ta hiện nay thì sao? Thực tế là không có cơ sở nào, chỉ là “hét” được bao nhiêu thì cứ hét. Đất nền trông vậy mà không mang lại lợi tức, tiền chỉ là chạy từ túi người này sang túi kẻ khác, còn tài sản trên đất và việc kinh doanh sau đó chỉ bằng 0.
Kéo theo đó là giá trị gia tăng chỉ bằng 0 – bởi giá trị gia tăng chỉ xuất hiện ở lần giao dịch đầu tiên khi người ta đo đạc và san nền. Kể từ lần thứ 2 trở đi, giá trị bằng 0 vì không ai bỏ tiền ra đầu tư thay đổi công năng của năng của nó. Đất nền, đất bỏ hoang vẫn cứ được mua, nhưng những người đó chưa chắc đã là dân thường, mà lại là cò, là buôn.
Muốn quay vòng vốn nhanh phải chống đầu cơ thổi giá
Với luật này, khó có chuyện trả tiền đền bù giải tỏa giá trên trời. Bởi tài sản trên đất của anh đâu có giá trị lợi tích nhiều nhặn gì, cứ được bao nhiêu thì tính. Áp dụng nó, sẽ bớt chuyện “quy hoạch treo”. Cựu mối giới nhận định: “Nền kinh tế tư bản ‘hoang dã’ dựa trên sự đầu cơ, nền kinh tế tư bản hiện đại dựa vào tốc độ quay vòng vốn. Muốn quay vòng vốn nhanh phải chống đầu cơ thổi giá. Người ta đã xây dựng luật chống đầu cơ từ cả nửa thế kỷ trước còn ta bao giờ mới có?”.
- Hà Nội: Đấu giá quyền sử dụng 34 thửa đất khu Mả Trâu, huyện Hoài Đức
- Hà Nội phê duyệt tăng giá bán lẻ nước sinh hoạt từ tháng 7/2023
- 3 đặc điểm của đứa trẻ hư: Bố mẹ không uốn nắn trước 12 tuổi, lớn lên con khó có triển vọng
- Thời trang của dân chơi số 1 thời bao cấp: Mũ cối Tàu, áo Nato.. là thứ đồ xa xỉ
- Cảnh chờ cả ngày vẫn chưa được đăng kiểm ôtô lại tiếp diễn, các tài xế ngao ngán