Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
103 lượt xem

Tây Ninh: Tỷ phú nông dân trồng sầu riêng, tre Đài Loan bán măng đếm không xuể

Ông Tống Thanh Đức ở xã Truông Mít có 25ha đất, trên diện tích này, ông trồng sầu riêng, tre Đài Loan bán măng, nhãn tiêu da bò, cao su, lúa, đậu phộng mỗi năm lãi 3 tỷ.

Ông là tỷ phú nông dân và được bình chọn là 1 trong 100 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022.

Thường xuyên cập nhật tiến bộ kỹ thuật, và nhất là thông tin thị trường để nhanh nhạy chuyển đổi cơ cấu cây trồng là bí quyết giúp ông Đức luôn duy trì hiệu quả sản xuất nông nghiệp của mình.

Nỗ lực vươn lên từ nghèo khó

Ông Tống Thanh Đức vốn sinh ra và lớn lên trên trên mảnh đất nghèo xã Truông Mít (huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh). Gia đình đông con nên việc học hành của ông cũng thường xuyên gián đoạn. Sau khi học hết lớp 10, đến năm 1980, ông mới đi học tiếp lớp trung học sư phạm, rồi ra dạy học.

Gần 10 năm theo nghề giáo, cuộc sống không vơi bớt khó khăn, trong khi ruộng đất ở địa phương trù phú. Năm 1989, ông bàn với vợ tìm cách sản xuất và kinh doanh từ nông nghiệp để đổi đời.

Khởi nghiệp lại với 2 bàn tay trắng, ông mượn vốn mở cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp. Vợ phụ trách kinh doanh, ông thì chuyên tâm vào ruộng rẫy.

 

Ngày trước, cao su, lúa và đậu phộng (đậu lạc) là những loại cây trồng chủ lực trên địa bàn xã. Ông Đức quan niệm, đã làm nông nghiệp là phải có đất. Nhờ mủ cao su được giá, hoa màu và cây lương thực trúng mùa, nhiều năm như thế ông tích cóp dần để mở rộng thêm đất canh tác.

Tính đến nay, ông Đức đang sở hữu tổng diện tích 25ha. Cùng với cửa hàng kinh doanh vật tư, mỗi năm, gia đình ông thu về hơn 1 tỷ đồng.

Nhưng lợi thế cây trồng chủ lực không lâu bền mãi. Trong khoảng thời gian gần chục năm, giá cao su duy trì ở mức thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nông dân trồng cao su tiểu điền.

Cây đậu phộng cũng vậy. Ngày trước ít ai trồng đậu phộng trùng mùa và đạt năng suất như ông Đức. Thế nhưng thời giá bấp bênh, khó cạnh tranh, đậu phộng không còn là lựa chọn ưu tiên của người dân.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là chủ trương của tỉnh Tây Ninh nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân. Từ những năm 2000, ông Đức và nhiều nông dân cũng bắt đầu chuyển đổi trên vườn đất của mình.

Trên diện tích 25ha, ông Đức chỉ duy trì 8ha cao su, 6ha lúa và đậu phộng. Phân nửa diện tích còn lại ông Đức trồng 8ha sầu riêng, 2ha nhãn tiêu da bò và 1ha trồng tre lấy măng.

Sau khi trừ chi phí, mỗi năm ông thu lời khoảng 3 tỷ đồng. Từ mô hình kinh tế vườn trại của gia đình, ông đang tạo công ăn việc làm cho 20 lao động thường xuyên của địa phương với thu nhập 7 triệu đồng/người/tháng.

Tự tin với việc chuyển đổi mô hình

Trong số diện tích chuyển đổi, sầu riêng là cây trồng ông Đức tâm đắc nhất. Bước vào vườn sầu riêng của ông ở ấp Thuân Bình (xã Truông Mít), người ta không khỏi trầm trồ cách làm rất bài bản.

Ông Đức kể, từ 5 năm trước, vùng đất này vẫn còn là vùng trũng thấp. Ông mua đất rồi mướn xe đào mương, lên liếp rồi trồng toàn bộ giống sầu riêng Ri6.

Trong số diện tích chuyển đổi, sầu riêng là cây trồng ông Đức tâm đắc nhất.

Ông Đức cho biết, cách làm của mình là “cây không đụng lá, cá không chạm đuôi”. Vì thế, khác các tỉnh khác ở miền Nam và Tây Nguyên, ông trồng sầu riêng với mật độ thưa, chỉ khoảng 100 cây/ha.

Ở các tỉnh miền Đông, ít ai lên liếp trồng sầu riêng như ông. Mương nước giữa các luống trồng sầu riêng cũng được ông cơi nới rộng rãi so với các vườn trồng ông đã tham qua ở các tỉnh miền Tây Nam bộ.

Xã Truông Mít có nhiều kênh mương nằm trong hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng chảy về phục vụ sản xuất nông nghiệp. Mương nước trong vườn ông luôn cung cấp đủ nguồn nước trong mùa khô nhưng lại không bị ngập úng vào mùa mưa. Trên từng luống, ông đặt ống tưới nước tự động đến tận từng gốc sầu riêng.

Nhờ tăng cường nguồn phân bón hữu cơ, vườn sầu riêng quanh năm xanh tốt. Hiện tại, vườn sầu riêng của ông đang trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, và đang làm chứng nhận mã vùng trồng.

Nhờ thổ nhưỡng phù hợp, lại chăm sóc theo quy trình đồng bộ, chất lượng sầu riêng ở xã Truông Mít được đánh giá cao. Vụ mùa năm 2021, toàn bộ sản lượng sầu riêng của ông được thương lái “bao xô”, thu mua nguyên cả vườn.

Khi được hỏi có lo ngại vì diện tích trồng sầu riêng tăng nhanh ở nhiều địa phương trên cả nước, ông Đức cho biết, rất tự tin với mô hình chuyển đổi này.

Ông Đức đào mương, lên liếp trồng sầu riêng với mật độ thưa, chỉ khoảng 100 cây/ha.

Theo ông, thị trường tiểu ngạch vốn nhiều rủi ro với các loại trái cây tươi. Tuy nhiên việc mở cửa thông thương chính ngạch với thị trường Trung Quốc đã mở ra cơ hội lớn cho trái sầu riêng.

Ở chiều ngược lại, diện tích trồng sầu riêng đang có sự dịch chuyển giữa các vùng trồng. Ông Đức kể, ông đã đi khảo sát ở nhiều vùng trồng khác nhau. Sầu riêng là thế mạnh của miền Tây Nam bộ, nhưng nhiều diện tích nơi đây sụt giảm năng suất do nhiễm mặn. Việc tăng diện tích ở các tỉnh miền Đông sẽ cân bằng lại phần thiếu hụt này.

“Với cách làm bài bản, tôi vẫn tự tin sầu riêng còn cho hiệu quả lâu dài. Và khi cây trồng trên đất hiệu quả thì giá trị của đất cũng cao hơn”, ông Đức nói.

Cập nhật thông tin thị trường để tìm hướng đi phù hợp

Theo ông Đức, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở địa phương rất thích hợp để trồng trọt. Tuy nhiên, giá vật tư hiện nay đang tăng cao. Cây trồng có năng suất nhưng nguồn thu đem về không nhiều. Điều này cũng ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng đầu tư của nông dân.

Trên diện tích 1ha, ông Đức trồng giống tre Đài Loan từ 3 năm nay và đang thu hoạch măng.

Để làm nông nghiệp hiệu quả, bà con phải chủ động tiếp cận khoa học kỹ thuật và thông tin thị trường, tìm hướng đi phù hợp. Ngoài sầu riêng, diện tích trồng tre lấy măng của ông cũng đang phát huy hiệu quả. Trên diện tích 1ha, ông Đức trồng giống tre xanh Đài Loan từ 3 năm nay và đang thu hoạch.

Ông Đức cho biết, kỹ thuật trồng tre lấy măng khá đơn giản, không mất nhiều công sức. Cây tre hầu như không bị sâu bệnh nên không mất chi phí cho các loại thuốc bảo vệ thực vật. Người trồng cũng không cần phải thức khuya, dậy sớm để thu hoạch như khai thác cao su.

Giá măng biến động theo mùa, khoảng 8.000 đồng/kg mùa thuận, 24.000-26.000 đồng/kg trong mùa nghịch. Cứ 2 ngày, ông thu hoạch một lần, mỗi lần hơn 200kg. Bình quân 1ha cho thu nhập từ 200 triệu đồng trở lên. Thu nhập từ việc trồng tre lấy măng cao hơn trồng cao su từ 50-100 triệu đồng/năm.

Ông Đức cho biết, để làm nông nghiệp hiệu quả, nông dân phải chủ động tiếp cận khoa học kỹ thuật và thông tin thị trường, tìm hướng đi phù hợp. 

Ông Nguyễn Tiến Dũng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Truông Mít (huyện Dương Minh Châu) kể, nhiều khu vực xã Truông Mít ngày trước vốn là đất bàu đưng, thấp trũng, nhiều ao hồ và cỏ dại. Nhiều nông dân ngán ngại làm nông nghiệp nên bỏ đất đai hoang phế.

Cách đây chừng 7 năm, ông Tống Thanh Đức mua lại từ các hộ dân ở địa phương, rồi cải tạo thành vườn cây ăn trái. Sau vài năm, ngay tại ấp Thuận Bình giờ đã xanh một màu cây trái, ai nhìn cũng mê. Chính những người bán đất cho ông Đức còn cảm thấy tiếc nuối lại vừa nể phục.

“Họ tiếc nuối vì đã không biết chuyển hướng đầu tư, nhưng lại vừa nể phục vì nếu không phải là ông Đức thì cũng ít người có thể làm được”, ông Dũng giải thích.

Thành quả ông Đức có được hôm nay chính nhờ niềm đam mê nông nghiệp và cách làm bài bản. Ông rất chịu khó tìm hiểu khoa học kỹ thuật qua nhiều kênh khác nhau rồi khi tự mình đi tìm hiểu các nơi. Mô hình nào không biết thì ông lại đi tìm người giỏi hơn mình để nhờ tư vấn, giúp đỡ.

Bài viết cùng chủ đề: