Bằng sự lao động cần cù, ý chí quyết tâm, vợ chồng chị Phạm Thị Chung đã cải tạo thành trang trại chăn nuôi lợn, kết hợp nuôi cá, thu nhập hơn nửa tỷ/năm… từ vùng đất úng trũng bỏ hoang, lau sậy và cỏ dại mọc um tùm.
Tìm đến vùng đất bãi chân đê thôn An Để, xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) – một không gian yên bình bên ao thả cá và những hàng bưởi diễn sai trĩu quả. Nghe quá trình chuyển đổi càng thấy khâm phục nghị lực vượt khó của chị Chung: lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, thu nhập chỉ trông vào mấy sào ruộng nên kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn.
Với suy nghĩ quyết tâm thoát nghèo và làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương đã thôi thúc chị không ngừng suy nghĩ và tìm tòi hướng đi phát triển mới.
Năm 2004, khi địa phương có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả, chị bàn với chồng nhận đấu thầu gần 3ha thùng đầm chân đê đào ao thả cá, xây dựng chuồng trại chăn nuôi.
Bắt tay vào cải tạo đất gặp rất nhiều khó khăn vì đây là vùng đất thấp trũng, quanh năm nước ứ đọng, bùn lầy. Ngày cũng như đêm, ngoài thuê máy đắp bờ, chồng đào vợ gánh, dầm mình dưới ruộng phát cỏ dại, rắc vôi khử phèn chua.
Với số vốn ban đầu ít nên thực hiện phương châm “lấy ngắn nuôi dài”. Trên diện tích đấu, chị tiến hành đào ao, thả các loại cá truyền thống như chép, trôi, mè, trắm…Bên cạnh tuân thủ quy trình nuôi, mật độ thả, chăm sóc, chị Chung còn sử dụng men vi sinh và tỏi để xử lý môi trường ao nuôi định kỳ hàng tháng, sử dụng máy sục khí khi thời tiết nắng nóng, máy cho cá ăn tự động.
Nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi cá, Từ hướng đi này, trang trại ngày càng phát triển, thu nhập năm sau cao hơn năm trước vụ sản xuất đầu tiên thắng lợi, giúp gia đình chị có thu nhập mỗi năm chị xuất bán gần 20 tấn cá thịt, cho nguồn thu hơn 400 triệu đồng.
Cạnh đó tận dụng bờ ao chị trồng mít, bưởi, đu đủ và cỏ voi… Có vốn trong tay chị tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi với hệ thống khép kín tự động. Với 3 dãy chuồng, hiện trang trại của chị thường xuyên nuôi trên 700 con lợn, mỗi tháng xuất bán trên 7 tấn lợn thịt, thu về hơn 200 triệu đồng.
Chị Chung vui vẻ nói: vừa học hỏi, vừa tích lũy kinh nghiệm qua thực tế chăn nuôi, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc từ chế độ ăn, vệ sinh môi trường, xây dựng hầm bể biogas xử lý phân thải, khử trùng chuồng trại định kỳ phòng các loại dịch bệnɦ, đàn vật nuôi lúc nào cũng khỏe mạnh.
Ước tính mỗi năm từ vườn cây, ao cá và chăn nuôi lợn cho gia đình chị Chung thu nhập hơn nửa tỷ đồng. Ngoài ra còn tạo công ăn việc làm cho 2- 3 lao động mùa vụ với mức lương từ 5 – 6 triệu đồng/ người /tháng.
Trong dự định trong tương lai, vợ chồng chị Chung sẽ thuê thêm ruộng của bà con trong xã mở rộng phát triển chăn nuôi thủy sản ao bán nổi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập. Đây là hình thức nuôi mới, khắc phục được tình trạng nông dân bỏ ruộng hoang.
Chị Chung chia sẻ: theo hướng của địa phương quy hoạch vùng thủy sản ao bán nổi, gia đình muốn mở rộng thêm diện tích khoảng từ 3-5ha, chuyên nuôi các loại cá truyền thống trắm, chép, trôi…tăng nguồn thu nhập và có sản phẩm đa dạng cung cấp ra thị trường trong và ngoài huyện.
- 6 điều khiến phụ nữ đẹp tự nhiên mà chẳng cần nhờ tới son phấn
- Truy tố kẻ tráo 800 tờ vé số của người phụ nữ không chân, không tay
- 2 thứ duy nhất khiến đàn ông ngoại tình cam tâm bỏ bồ về với vợ con
- Tài xế xe ôm công nghệ tự đâm vào đùi, hoang báo bị cướp
- Trồng vài khóm bồ công anh, có ngay tủ thuốc xịn trong vườn