Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
118 lượt xem

Thanh Hóa: Dùng thứ lá bỏ đi nuôi loài đặc sản bổ hơn sâm nhung, người dân thu bộn tiền

Loài côn trùng nhung nhúc ai gặp lần đầu sẽ phát hoảng. Nhưng loài vật này vốn hiền lành và là thứ đặc sản đại bổ hơn cả sâm nhung, giúp tăng cường sinh lực.

Thức ăn cho loài đại bổ này chỉ bằng lá sắn dễ tìm nên cho lợi nhuận cao. Nhờ nuôi tằm sắn, nhiều hộ dân miền núi Thanh Hía mỗi vụ thu vài trăm triệu đồng.

Ở các huyện miền núi của Thanh Hóa như Cẩm Thủy, Bá Thước, Thạch Thành… đang phát triển mạnh mô hình nuôi tằm ăn lá sắn mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Cây sắn được trồng nhiều ở các huyện miền núi Thanh Hóa như Cẩm Thủy, Bá Thước, Thạch Thành…, chủ yếu lấy củ chế biến tinh bột làm mì tôm hay thức ăn gia súc. Từ tháng 3 đến 9, lá sắn được nông dân tận dụng nuôi tằm.

Ông Lương Văn Tuân, Phó thôn Hồng Sơn, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước, cho hay trong thôn có gần 30 hộ nuôi tằm sắn, tính cả huyện thì có đến hàng nghìn hộ làm nghề này. “Nghề nuôi tằm giúp bà con có khoản thu nhập ổn định vì không mất tiền mua thức ăn, quy trình nuôi lại đơn giản và giống ngắn ngày”, ông Tuân nói.

Trước đây nguồn thu nhập chính của người dân ở các huyện miền núi Thanh Hóa chủ yếu là từ trồng lúa, ngô, sắn… nhưng vài năm trở lại đây nhiều gia đình đã có thêm nguồn thu nhập đáng kế từ nghề nuôi tằm ăn lá sắn. Nhiều nông dân thấy việc nuôi tằm mang lại hiệu quả kinh tế đã mạnh dạn chuyển một phần diện tích đất sang trồng sắn nuôi tằm.

Giống tằm sắn được lấy từ cơ sở nhân giống ở Phú Thọ với giá 500.000-800.000 đồng mỗi lạng trứng, lúc cao điểm có thể đến một triệu đồng. Người nuôi sau đó đem ủ trong những chiếc khay nhỏ, 3-4 ngày sau tằm con sẽ nở. Vừa nở ra, tằm nhỏ đã biết ăn và lớn rất nhanh.

Chị Phạm Thị Hồng (phố Hồng Sơn, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước) là một trong số những hộ nuôi nhiều tằm lá sắn nhất ở địa phương.Chị Hồng cho biết. Một vụ tằm gồm nhiều lứa, mỗi lứa kéo dài từ 15 – 18 ngày, nhiều hộ nông dân có thể thu về gần 50-70 triệu đồng mỗi vụ. Nghề nuôi tằm giúp bà con có khoản thu nhập ổn định vì không mất tiền mua thức ăn, quy trình nuôi lại đơn giản và giống ngắn ngày.

Theo bà con nơi đây, so với nuôi tằm ăn lá dâu, tằm ăn lá sắn mang lại hiệu quả cao gấp nhiều lần. Bởi lá sắn làm thức ăn cho tằm dễ tìm kiếm, sắn có thể trồng ở mọi địa hình, trên những loại đất khác nhau, tằm lại dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, không mất nhiều thời gian chăm sóc, thời gian thu hoạch rút ngắn, ít dịch bệnɦ mà giá bán lại cao.

Sau khoảng hơn 20 ngày nuôi tính từ giai đoạn trứng, toàn bộ cơ thể con tằm sẽ ngả sang màu vàng, chất thải trong cơ thể được đào thải sạch sẽ để chuẩn bị bước vào giai đoạn nhả tơ. Đây cũng chính là thời điểm tằm “chín” và người ta bắt đầu thu hoạch tằm.

Những người nuôi tằm tin rằng ăn tằm sắn bổ hơn sâm nhung, tốt cho thận, dạ dày, ruột và thần kinh, chữa được chứng suy nhược, khó ngủ; bổ sung dưỡng chất cho người gầy yếu, trẻ em chậm lớn, suy dinh dưỡng; tăng cường sinh lực cho đàn ông…

Tằm chín sẽ có thương lái đến tận nhà thu mua, sau đó mang đi các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá… bán cho các nhà hàng. Giá tằm hiện dao động 70.000-80.000 đồng/kg.

Bài viết cùng chủ đề: