Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
116 lượt xem

Thanh Hóa: Mang cây ra quả đắt tiền về trồng, anh nông dân bị cho là “gàn”, khi thu tiền thì cả làng phục lăn

Đang trồng đào, anh Hoàng Văn Tuấn bất ngờ rẽ ngang sang trồng cây nho sữa Hàn Quốc và nho Nhật Bản. Người nhà can ngăn, người làng xa lánh nhưng anh vẫn quyết tâm thực hiện giấc mơ, và sau gần một năm, mọi người phải ngả mũ trước kết quả mà anh đạt được.

Bị cho là “gàn dở” khi trồng nho đắt tiền trên đất xấu

Sau khi tốt nghiệp Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, anh Hoàng Anh Tuấn (36 tuổi), xã Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnɦ Thanh Hoá, trở về quê làm kinh tế và làm Bí thư đoàn xã.

Thời điểm năm 2010, nhận thấy ở địa phương có nhiều diện tích đất cằn cỗi thích hợp với giống đào phai, nên đã nhận thầu lại 1.000m2 để trồng đào.

Thấy cây đào đem lại thu nhập tốt, tôi tiếp tục mở rộng mô hìnɦ, trồng thêm cây rau má, tía tô. Và chỉ sau 4 năm, tôi đã mở rộng trang trại lên 2 ha, cho thu nhập 300 – 400 triệu đồng/năm.

Đến năm 2021, anh Tuấn lại đột ngột làm một hành động khiến mọi người sửng sốt khi dành 7.000m2 trên diện tích 2 ha và đầu tư tiền tỷ để dựng giàn, đưa những giống nho nhập ngoại về trồng.

Ban đầu thấy anh Tuấn phá bỏ vườn cây đang hiệu quả để chuyển sang trồng nho, người dân trong làng bàn tán, người nhà ra sức can ngăn, khuyên giải nhưng anh không nghe, quyết tâm thực hiện điều mình cho là phù hợp. Sau những hành động này, nhiều người còn gọi cho anh với biệt danɦ là Tuấn ‘khùng’.

“Ở vùng đất cằn cỗi như Xuân Du, trước nay, bà con chỉ biết đến cây đào chứ chưa dám đột phá sang một loại cây trồng khác. Tôi xem trên sách báo, tivi thì cũng thấy cây nho là cây ôn đới, đem trồng trên vùng nhiệt đới sẽ rất khó khăn. Nhưng thực ra, không ít trường hợp làm điều ‘ngược đời’ như này đã thành công, và tôi lúc đó tôi tin mình cũng làm được”, anh Tuấn chia sẻ.

Mặc sự can ngăn của mọi người, anh đánh liều huy động gần 2 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nhận chuyển giao công nghệ từ nhà phân phối giống nho Kyoho Nhật Bản và nho sữa Hàn Quốc. Trong lần đầu thử nghiệm, anh mua 1.500 gốc với giá 250.000 đồng/gốc về trồng.

Theo anh Tuấn, việc chăm sóc loại nho này hết sức phức tạp, ngoài xây dựng hệ thống nhà giàn, tưới tự động, người trồng phải thường xuyên cắt tỉa cành, ngắt lá, tỉa bỏ những quả bị chèn ép theo đúng chu kỳ sinɦ trưởng của cây nho. Đây là khâu quan trọng quyết định chất lượng quả nho sau này.

“Nho Kyoho Nhật Bản và nho sữa Hàn Quốc là sản phẩm cao cấp, ở Thanh Hóa chưa nơi nào trồng được. Nhờ ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, bao tiêu sản phẩm đầu ra, bảo hành từ đơn vị phân phối giống, toàn bộ số nho của tôi đạt tỷ lệ thành công gần như tuyệt đối”, anh Tuấn nói.

Sơ đồ toàn trang trại của anh Hoàng Văn Tuấn

Mở rộng mô hình trồng nho ngoại

Nhìn vườn nho mà mình vất vả, dày công chăm sóc đang cho quả ngọt, anh bí thư đoàn vui mừng, người thân và bạn bè cũng ngả mũ thán phục.

“Khi trồng, mọi người chẳng ai nghĩ rằng những cây nho này sẽ ra trái. Tôi thì quyết tâm biến điều không thể đó thành có thể. Nói thật, những ngày đầu đến với cây nho tôi cũng lo lắm, bao nhiêu vốn liếng, tiền của đổ vào vườn nho này, nếu thất bại thì coi như mất hết”, anh Tuấn tâm sự.Theo anh Tuấn, hiện nhà vườn đã thu hoạcɦ xong loại nho Kyoho Nhật Bản, bán tại vườn với giá trên 100.000đ/kg. Với phần diện tích còn lại trồng nho sữa Hàn Quốc, anh cho biết đây là dòng nho cao cấp trên thị trường, cho chất lượng quả cao, mỗi năm có thể thu hoạch 2 vụ.

Anh Tuấn dự tính, lứa đầu tiên, trung bình mỗi gốc nho sẽ cho khoảng 2-3kg quả, giá bán trên thị trường hiện dao động từ 300.000 – 400.000 đồng/kg. Từ lứa thứ hai, năng suất quả sẽ cao hơn, dao động từ 5 – 6kg quả/gốc.

“Lứa nho này cho sản lượng ước tính khoảng 2 tấn, từ vụ thứ 2 trở đi năng suất của vườn đạt 10 -15 tấn/lứa. Với giá bán giao động từ 300 – 400 nghìn đồng/kg, sau khi trừ mọi chi phí thu về khoảng 1 tỷ đồng. Nếu sản phẩm của trang trại được xuất khẩu thì thu nhập sẽ tăng gấp đôi”, anh Hoàng Văn Tuấn kỳ vọng.

Không dừng lại ở việc trồng nho đơn thuần, anh Tuấn còn đang cố gắng tìm tòi, nghiên cứu kỹ thuật trồng, chăm bón loại nho không hạt. Nhờ vào sự chăm chỉ, yêu nghề, hai anh đã chuyển đổi thành công một số diện tích nho có hạt sang trồng nho không hạt.Hiện tại, sản phẩm nho của trang trại do anh Tuấn làm chủ đã nhận được những đơn đặt hàng đầu tiên của hệ thống thực phẩm sạch Bác Tôm và Amway. Đặc biệt, Công ty Cổ phần EMI Nhật Bản cũng đã đến vườn tìm hiểu đặt hàng.

Bài viết cùng chủ đề: