27 tuổi, thu nhập 120 triệu mỗi tháng, dư sức mua nhà, nhưng tôi không coi đó là thước đo thành công của một con người.
Tôi năm nay 27 tuổi, làm trong ngành IT. Hiện nay, tôi vẫn đi làm thuê, thu nhập 120 triệu mỗi tháng – mức khá cao so với mặt bằng chung. Dù chưa giàu có nhưng nếu muốn thì cứ một, hai năm, tôi lại có thể đủ tài chính để mua một căn nhà mà không cần vay mượn ai. Tuy nhiên, tôi thấy những người trẻ ngày nay nên du nhập những tư tưởng tiến bộ của phương Tây. Hãy bỏ qua những thứ vật chất tầm thường như nhà cửa, xe cộ, hào nhoáng bên ngoài. Đừng coi đó là thước đo thành công mà hãy cố gắng để phụng sự và tạo giá trị cho xã hội.
Tôi từ Hà Nội vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 23 tuổi. Trong tay tôi lúc ấy không có gì cả, ngay cả kiến thức chuyên môn cũng còn rất yếu. Tôi khởi đầu với mức lương vỏn vẹn gần 10 triệu đồng mỗi tháng. Sau nhiều năm, bây giờ mọi thứ đã ổn hơn với tô:, thu nhập chính tăng gấp nhiều lần; ngoài ra, tôi cũng có góp vốn làm ăn bên ngoài, bước đầu cũng có dấu hiệu tích cực.
Tôi cho rằng, tài chính cũng chỉ là một trong nhiều biến số của hàm số cuộc đời. Đừng cứ mãi chỉ so sánh vật chất với hàng xóm, với bạn bè rồi lấy đó làm thước đo cho bản thân. Thay vào đó, hãy làm một người giàu có về tài chính để không phải nặng đầu về nó, nhưng cũng nên sống đơn giản, bình dị, không cần quá nổi bật giữa đám đông. Làm một người vừa giàu có tài chính, vừa giàu có tâm hồn, có triết lý sống và tầm hiểu biết sâu rộng để có thể mang lại giá trị cho bất cứ ai mình tiếp xúc, bất cứ nơi nào mình đến. Đồng thời mở rộng khả năng cảm nhận cuộc sống và hạnh phúc của mình.
Dù bạn có trong tay hai tỷ đồng, nhưng nếu chưa cảm nhận được cái hay của một bản nhạc thính phòng, chưa thấy cái đẹp của một bức họa nổi tiếng, hay chưa thấy cái thấm của một tác phẩm văn học kinh điển… thì phần tâm hồn của bạn vẫn còn hạn chế, khả năng cảm nhận hạnh phúc còn giới hạn, có khi chỉ xoay quanh niềm vui từ vài món đồ hiệu mới, điện thoại mới, xe mới… Như vậy tự bạn đang hạn chế chính mình, không đáng chút nào.
Bằng kinh nghiệm của bản thân, tôi muốn chia sẻ với các bạn vài điều đúc rút được trong cuộc sống, hy vọng sẽ có ích:
1. Đừng so sánh tốc độ đi của mình với người khác, vì mỗi người trong số chúng ta đều có con đường và bước đi khác nhau. Mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Trước tiên hãy đầu tư nhiều vào chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, qua đó giúp giải quyết phần thực dụng của cuộc sống, tức là phần kiếm tiền.
2. Chi tiêu tốt thu nhập của mình: dành 2-5% thu nhập mỗi tháng để làm từ thiện; một khoản để trù bị cho tương lai; một khoản phòng rủi ro; một khoản đầu tư vào chuyên môn… Hãy tích tiểu thành đại. Còn tỷ lệ bao nhiêu cho từng khoản thì bạn nên tự lựa chọn, cân đối sao cho phù hợp nhất với tình hình tài chính hiện tại. Tư tưởng chính vẫn là bạn phải kiểm soát được những thứ nhỏ nhất, rồi những cái lớn sẽ đến.
3. Mở rộng tầm hiểu biết của bản thân về cuộc sống, như viết nhật ký, đọc sách, suy nghĩ nhiều hơn về mục đích lớn của đời mình, về hạnh phúc… Nhưng hãy nhớ rằng đừng tự làm mình stress bằng cách phải hiểu hết hay phải có câu trả lời cho mọi thứ.
- Bán 1.000m2 đất quê để mua chung cư ở thành phố, sau 3 năm hối hận
- Đầu tư đất, tôi không bao giờ mua nhà vườn: Đất ở khu thiếu tiện ích thì “ở chẳng được, bán không xong”
- Bắc Ninh: Ông nông dân mạnh tay chi 20 tỷ xây chuồng lạnh nuôi gà
- Chuyện làng Việt: Thương hoài… thương mãi Ngoại của tôi
- Tôi muốn xây nhà ở tuổi 30 nhưng bị người thân “gàn” vì lý do tuổi còn trẻ