Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
160 lượt xem

Tiền Giang: 8X lãi trăm triệu khi nuôi loài ngủ liền 3 tháng, cả năm trời chẳng buồn ăn uống

Không cần ăn uống từ vài tháng đến cả năm nhưng con vật này vẫn có thể sống khỏe re. Đã thế chúng còn cho thịt giòn, thơm hơn bình thường. Đó chính là món ốc gác bếp của anh Lê Hồng Lâm.

Anh Lê Hồng Lâm (SN 1983), quê ở Tiền Giang bất ngờ nghỉ việc ở một cơ quan nhà nước để khởi nghiệp sau một lần mua ốc về ăn.

Chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp của mình, anh Lâm cho biết, sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước, cuối mùa nước nổi, cha thường bắt cả túi ốc to về, phần để ăn luôn, phần còn lại để trên gác bếp để ăn dần cả năm. Lớn lên, món ốc gác bếp ngày xưa dần đi vào quên lãng cho đến khi anh tình cờ mua một túi ốc lác trên đường đi làm về. Về đến nhà, do quên buộc miệng túi, ốc bò khắp nhà.

Anh Lâm tiếp tục kể: “Phải đến cả năm sau khi dọn dẹp tôi mới phát hiện ra những con ốc lác vẫn còn còn sống ở góc nhà. Mang ra chế biến thì ăn rất thơm ngon, hệt hương vị ốc lác gác bếp ngày xưa từng ăn.”

Anh Lâm nung nấu ý định làm ốc gác bếp để bán khi vô tình thưởng thức lại món ăn thời thơ bé. Mỗi tháng nhận lương, anh đều trích ra một phần để mua ốc về làm ốc gác bếp.

“Ngày xưa món ốc gác bếp được làm từ kinh nghiệm dân gian. Khi thấy những con ốc bươu, ốc lác nằm ngủ vùi dưới những lớp đất nứt nẻ mùa khô tháng 5 tháng 6. Đến mùa mưa, nước tràn vào những thửa ruộng đó, ốc lại mở miệng, chui lên, sinh sản và kiếm ăn”, anh Lâm phân tích.

Thấy những con ốc có thể sống sót đến nửa năm không cần ăn uống, giữa thời tiết khắc nghiệt mùa hè, bà con mới nghĩ ra cách bắt ốc lên rồi để trên gác bếp, để dành ăn quanh năm. Ốc được bảo quản ở gác bếp vì đây là nơi cao ráo, thoáng mát quanh năm. Khói bếp cũng xua đuổi côn trùng, tránh hao hụt ốc.

Anh Lâm đã cho ra đời những mẻ ốc gác bếp đầu tiên từ cách làm dân gian này. Sau khi đem biếu người thân, anh đã mang đi giới thiệu đến các nhà hàng, hội chợ với giá từ 200-250 nghìn đồng/kg.

Nhận thấy nhu cầu của thị trường lớn, mọi người đều khá thích thú với món ăn đặc biệt này nên anh Lâm quyết định nghỉ việc, dồn hết số tiền 300 triệu đồng để đào ao nuôi ốc lác và thuê nhà xưởng tại Đồng Tháp để tiến hành làm ốc gác bếp.

“Tôi vừa nuôi ốc vừa quan sát tập tính của chúng vừa nghiên cứu các loại máy móc để làm ốc gác bếp số lượng lớn. Tuy nhiên, ao thì có, ốc thì nuôi được nhưng máy móc thì hỏi khắp nơi đều không nơi nào có.

Tôi tự nghiên cứu rồi bỏ tiền ra mua một dây chuyền nướng bánh mì, lại tìm cách cải tạo một số bộ phận, tự hàn xì để chế tạo ra máy móc cho ốc ngủ đông” – anh Lâm chia sẻ.

Lúc mới bắt đầu chưa được suôn sẻ, bắt tay vào làm số lượng lớn, anh gặp không ít khó khăn khiến hàng tấn ốc phải đổ bỏ. Quyết không nản lòng và từ bỏ, anh Lâm lại bắt đầu lại từ đầu, xem xét lại từng khâu rồi rút kinh nghiệm xem nhiệt độ nào ốc sẽ ngủ, độ ẩm như thế nào chúng sẽ bò đi kiếm ăn…

“Sau thất bại, nghiên cứu kỹ thì tôi nhận ra rằng để ốc sống khỏe suốt thời gian ngủ thì phải chọn những con ốc khỏe mạnh, trọng lượng từ 25-30 con/kg. Trước khi đưa vào phòng ngủ, ốc được ngâm nước khoảng 10 giờ và rửa thật sạch”, anh Lâm phân tích.

Sau khi đưa ốc vào phòng ngủ 3 ngày phải theo dõi thật kỹ, lọc bỏ những con ốc chết để tránh lây lan sang những con ốc khỏe. Nhiệt độ trong phòng cũng phải được kiểm soát chặt chẽ, nóng quá hay lạnh quá cũng khiến chất lượng ốc bị ảnh hưởng dẫn đến hao hụt. Cho ốc ngủ từ 3-4 tháng, sau đó vỏ ốc mỏng đi vì nuôi thân nhưng ruột lại trắng, thơm giòn, được anh đựng trong giỏ tre, bán ra thị trường.

“Khi đến tay người tiêu dùng, ốc được bảo hành đến 3 tháng vẫn còn sống khỏe. Thực tế, những con ốc gác bếp này có thể sống được cả năm ở nhiệt độ trong nhà”, anh Lâm cho biết.

Anh Lâm xuất bán ra thị trường hơn 1 tấn ốc, thu nhập khoảng 50 triệu đồng năm 2020. Đến năm sau, anh xuất bán khoảng 5 tấn ốc. Năm nay, dự kiến anh sẽ cung ứng ra thị trường trên 10 tấn ốc, lợi nhuận đạt khoảng 400 triệu đồng.

Bài viết cùng chủ đề:

Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
160 lượt xem

Tiền Giang: 8X lãi trăm triệu khi nuôi loài ngủ liền 3 tháng, cả năm trời chẳng buồn ăn uống

Không cần ăn uống từ vài tháng đến cả năm nhưng con vật này vẫn có thể sống khỏe re. Đã thế chúng còn cho thịt giòn, thơm hơn bình thường. Đó chính là món ốc gác bếp của anh Lê Hồng Lâm.

Anh Lê Hồng Lâm (SN 1983), quê ở Tiền Giang bất ngờ nghỉ việc ở một cơ quan nhà nước để khởi nghiệp sau một lần mua ốc về ăn.

Chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp của mình, anh Lâm cho biết, sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước, cuối mùa nước nổi, cha thường bắt cả túi ốc to về, phần để ăn luôn, phần còn lại để trên gác bếp để ăn dần cả năm. Lớn lên, món ốc gác bếp ngày xưa dần đi vào quên lãng cho đến khi anh tình cờ mua một túi ốc lác trên đường đi làm về. Về đến nhà, do quên buộc miệng túi, ốc bò khắp nhà.

Anh Lâm tiếp tục kể: “Phải đến cả năm sau khi dọn dẹp tôi mới phát hiện ra những con ốc lác vẫn còn còn sống ở góc nhà. Mang ra chế biến thì ăn rất thơm ngon, hệt hương vị ốc lác gác bếp ngày xưa từng ăn.”

Anh Lâm nung nấu ý định làm ốc gác bếp để bán khi vô tình thưởng thức lại món ăn thời thơ bé. Mỗi tháng nhận lương, anh đều trích ra một phần để mua ốc về làm ốc gác bếp.

“Ngày xưa món ốc gác bếp được làm từ kinh nghiệm dân gian. Khi thấy những con ốc bươu, ốc lác nằm ngủ vùi dưới những lớp đất nứt nẻ mùa khô tháng 5 tháng 6. Đến mùa mưa, nước tràn vào những thửa ruộng đó, ốc lại mở miệng, chui lên, sinh sản và kiếm ăn”, anh Lâm phân tích.

Thấy những con ốc có thể sống sót đến nửa năm không cần ăn uống, giữa thời tiết khắc nghiệt mùa hè, bà con mới nghĩ ra cách bắt ốc lên rồi để trên gác bếp, để dành ăn quanh năm. Ốc được bảo quản ở gác bếp vì đây là nơi cao ráo, thoáng mát quanh năm. Khói bếp cũng xua đuổi côn trùng, tránh hao hụt ốc.

Anh Lâm đã cho ra đời những mẻ ốc gác bếp đầu tiên từ cách làm dân gian này. Sau khi đem biếu người thân, anh đã mang đi giới thiệu đến các nhà hàng, hội chợ với giá từ 200-250 nghìn đồng/kg.

Nhận thấy nhu cầu của thị trường lớn, mọi người đều khá thích thú với món ăn đặc biệt này nên anh Lâm quyết định nghỉ việc, dồn hết số tiền 300 triệu đồng để đào ao nuôi ốc lác và thuê nhà xưởng tại Đồng Tháp để tiến hành làm ốc gác bếp.

“Tôi vừa nuôi ốc vừa quan sát tập tính của chúng vừa nghiên cứu các loại máy móc để làm ốc gác bếp số lượng lớn. Tuy nhiên, ao thì có, ốc thì nuôi được nhưng máy móc thì hỏi khắp nơi đều không nơi nào có.

Tôi tự nghiên cứu rồi bỏ tiền ra mua một dây chuyền nướng bánh mì, lại tìm cách cải tạo một số bộ phận, tự hàn xì để chế tạo ra máy móc cho ốc ngủ đông” – anh Lâm chia sẻ.

Lúc mới bắt đầu chưa được suôn sẻ, bắt tay vào làm số lượng lớn, anh gặp không ít khó khăn khiến hàng tấn ốc phải đổ bỏ. Quyết không nản lòng và từ bỏ, anh Lâm lại bắt đầu lại từ đầu, xem xét lại từng khâu rồi rút kinh nghiệm xem nhiệt độ nào ốc sẽ ngủ, độ ẩm như thế nào chúng sẽ bò đi kiếm ăn…

“Sau thất bại, nghiên cứu kỹ thì tôi nhận ra rằng để ốc sống khỏe suốt thời gian ngủ thì phải chọn những con ốc khỏe mạnh, trọng lượng từ 25-30 con/kg. Trước khi đưa vào phòng ngủ, ốc được ngâm nước khoảng 10 giờ và rửa thật sạch”, anh Lâm phân tích.

Sau khi đưa ốc vào phòng ngủ 3 ngày phải theo dõi thật kỹ, lọc bỏ những con ốc chết để tránh lây lan sang những con ốc khỏe. Nhiệt độ trong phòng cũng phải được kiểm soát chặt chẽ, nóng quá hay lạnh quá cũng khiến chất lượng ốc bị ảnh hưởng dẫn đến hao hụt. Cho ốc ngủ từ 3-4 tháng, sau đó vỏ ốc mỏng đi vì nuôi thân nhưng ruột lại trắng, thơm giòn, được anh đựng trong giỏ tre, bán ra thị trường.

“Khi đến tay người tiêu dùng, ốc được bảo hành đến 3 tháng vẫn còn sống khỏe. Thực tế, những con ốc gác bếp này có thể sống được cả năm ở nhiệt độ trong nhà”, anh Lâm cho biết.

Anh Lâm xuất bán ra thị trường hơn 1 tấn ốc, thu nhập khoảng 50 triệu đồng năm 2020. Đến năm sau, anh xuất bán khoảng 5 tấn ốc. Năm nay, dự kiến anh sẽ cung ứng ra thị trường trên 10 tấn ốc, lợi nhuận đạt khoảng 400 triệu đồng.

Bài viết cùng chủ đề: