Vốn là thương lái thu mua trái cây, ông Nguyễn Văn Đại (xã Tân Hòa Đông, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) cao hứng lập vườn trồng mãng cầu xiêm Thái để thong dong mỗi ngày thu tiền triệu.
Theo ông Đại, ngay lúc đầu lập vườn ông chủ đích trồng sầu riêng. Ông trồng mãng cầu xiêm Thái xen canh để lấy ngắn nuôi dài.
Nhưng vườn sầu riêng cɦết trơ cành vì khô hạn. Cây mãng cầu xiêm Thái vẫn sống khỏe đã cứu vãn số vốn đổ vào mảnh vườn.
Trồng “dễ như chơi”
Có lần ngồi “trà dư, tửu hậu” với TS. Mai Thành Phụng (nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) về sản xuất nông nghiệp trên vùng đất phèn chua Đồng Tháp Mười, TS. Phụng cho rằng, chắc ăn nhất nên trồng các loại cây “nồi đồng, cối đá”, như: Khoai mì (sắn), khóm (dứa), mãng cầu xiêm…
Huyện Tân Phước là “rốn phèn” của Đồng Tháp Mười, nên cũng không lạ gì khi ông Đại chọn trồng mãng cầu xiêm Thái.
Theo ông Đại, mãng cầu xiêm Thái là cây lưỡng tính. Nếu như, với mãng cầu xiêm đơn tính, bà con nông dân phải đi thụ phấn cho hoa, thì mãng cầu xiêm lưỡng tính khi ra hoa cây sẽ tự đậu trái không cần thụ phấn chéo, nông dân đỡ mất công.
Thêm vào đó, mãng cầu xiêm Thái rất thích hợp để trồng xen canh với các loại cây ăn trái khác. Nông dân tận dụng đất xấu, đất đầu bờ, mé mương trồng mãng cầu xiêm Thái để tăng thu nhập, lấy ngắn nuôi dài.
Và vì là cây “nối đồng, cối đá”, nên mãng cầu xiêm Thái chịu nước, khô hạn, phèn chua, mặn.
Ông Đại kể, khi lập vườn với hơn nửa mẫu đất, ông đắp mô trồng hơn 100 gốc sầu riêng. Thấy đất trống, và muốn lấy ngắn nuôi dài, ông Đại trồng xen canh 500 gốc gốc mãng cầu xiêm Thái.Sau đợt dịch Covid-19, ông ra thăm vườn thì hơn 100 gốc sầu riêng cɦết trơ cành. Nhưng 500 gốc mãng cầu xiêm Thái vẫn phát triển, cho trái dù vàng lá, còi cọc.
“Tôi chỉ cần thúc phân tɦuốc vào là cây xanh tốt trở lại. Mãng cầu xiêm Thái rất khỏe nên trồng dễ như chơi”, ông Đại thổ lộ.
Ông Đại cho biết, trồng mãng cầu xiêm Thái khoảng 18 thàng cây cho trái và 2 năm cho thu hoạch.
Cây mãng cầu xiêm Thái cho trái thuôn dài. Mỗi trái nặng 2-4kg. Trước khi thả giống, nên bỏ phân chuồng, phân lân vào hố trước nửa tháng. Khi cây bén rễ, đâm chồi, đẻ nhánh cần chú ý bẻ ngọn, tạo tán vừa hạn chế chiều cao vừa giúp cây đẻ nhánh.
Việc phân, tɦuốc phải cân đối theo độ tuổi của cây trước, trong và sau thu hoạch trái.
“Phòng trừ sâu bệnɦ, phân tɦuốc cho mãng cầu xiêm Thái cũng giống mãng cầu xiêm đơn tính”, ông Đại chia sẻ.
Cũng theo ông Đại, cây mãng cầu xiêm Thái cho trái rất bền, có thể thu trái liên tục. Sau 7-8 năm cho trái, cây mới bắt đầu suy thoái.
Mỗi ngày thu tiền triệu
Theo ông Đại, trước đây, ông làm nghề thương lái thu mua sầu riêng. Thấy giá sầu riêng tốt, khá ổn định ông quay sang mua đất trồng sầu riêng.
Ông Đại cũng không quên trồng mãng cầu xiêm Thái xen canh vườn sầu riêng vì nhận thấy giá mãng cầu xiêm Thái thường ổn định hơn các loại cây trồng khác.
Hiện, vườn mãng cầu xiêm Thái của ông Đại đang cho thu hoạch. Với 5,6 công đất trồng mãng xầu xiêm Thái, ông Đại tính trung bình mỗi tháng hái hơn 6 tấn trái. Với giá bán 10.000-12.000 đồng/kg, vườn mãng cầu xiêm Thái của ông Đại cho mức lãi 50 triệu đồng/tháng.
“So với các loại cây trồng khác, đầu ra của trái mãng cầu xiêm Thái khá ổn định. Đặc biệt, vào dịp lễ, tết thương lái đến tận vườn thu mua với giá hơn 30.000 đồng/kg”, ông Đại thổ lộ.
Ông Đại dự tính, sẽ mở rộng diện tích trồng mãng cầu xiêm Thái trên vùng đất phèn chua Tân Phước.
- Không phải “chuyện ấy”, đây mới là điều dễ khiến đàn ông ngoại tình
- Mẹ chồng chỉ mặt tôi: "Đẻ con ra mà để ông bà chăm cháu là loại dâu vô trách nhiệm"
- Mẹ trẻ 9X chia sẻ kinh nghiệm luyện con sinh hoạt theo nếp EASY từ lúc mới lọt lòng
- Hari Won thông báo tình trạng bệnh đáng lo cho Trấn Thành, nhưng nhận về phản ứng lạ từ ông xã
- Mẹ vợ tôi giàu nhưng quá thâm, đợi con gái ly hôn mới cho nhà 10 tỷ khiến rể trắng tay