Thường xuyên rèn luyện các động tác cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể thúc đẩy chức năng não bộ phát triển, giúp bé thông minh hơn.
Trong giai đoạn ấu thơ, sự phối hợp hoạt động chân, tay sẽ giúp cho não bộ hay hệ thần kinh của con người phát triển và phân chia vai trò chỉ huy. Những hoạt động thường ngày sẽ tạo ra những tác động, kích thích não bộ phát triển. Chính vì vậy, luyện kỹ năng điều khiển tay cho trẻ trước 3 tuổi là một biện pháp vô cùng tốt cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Vậy luyện ngón tay cho trẻ như thế nào? Cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau đây cho trẻ theo từng độ tuổi.
Trẻ từ 0-3 tháng tuổi
Lúc mới sinh, tay bé thường khép lại một cách tự nhiên. Cho dù mẹ cố gắng mở rộng bàn tay bé thì bé cũng sẽ tự động nắm khẽ lại. Trong 3 tháng đầu, vận động bàn tay của bé mang tính chất tự phát: Bé xòe ra hoặc nắm tay lại khi bé khóc hoặc giật mình.
Cha mẹ có thể áp dụng phương pháp rèn luyện kỹ năng linh hoạt của tay cho trẻ theo từng độ tuổi.
Khoảng 3 tháng tuổi, bé có thể giữ một đồ vật nhẹ trong tay hoặc xuất hiện dấu hiệu mút ngón tay trỏ. Lúc này mẹ có thể luyện vận động bàn tay cho bé bằng cách, khẽ mở các ngón tay của bé ra, đặt vào lòng bàn tay bé một món đồ chơi. Lúc đầu, bé không thể giữ đồ vật đó được lâu, nhưng bé sẽ hình thành phản xạ cầm, nắm đồ vật sau này.
Ngoài ra, bạn cũng có thể treo những món đồ chơi nhỏ và gợi ý để bé dùng tay túm lấy chúng. Phần lớn, các bé đều bị cuốn hút vào những đồ vật chuyển động xung quanh và thích thú dùng tay khám phá. Cách này còn giúp bé luyện tập phản xạ của tay và mắt rất tốt.
Trẻ từ 4-7 tháng tuổi
Đây là giai đoạn quan trọng để phát triển các kỹ năng vận động của bé. Thời điểm này, bé có thể hiểu được một phần ý nghĩa của cử động bàn tay. Nếu mẹ đưa cho bé một món đồ, bé biết dùng tay để giữ lấy, nhìn ngắm và thậm chí bé còn biết chuyển đồ vật từ bàn tay này sang bàn tay kia.
Lúc này, mẹ có thể chơi vỗ tay cùng bé, đưa cho bé những món đồ chơi phát ra âm thanh để bé tự lắc. Mẹ cũng có thể hướng dẫn bé dùng tay đặt đồ chơi vào khung hình theo trật tự có sẵn, hoặc giúp bé lật mở những cuốn sách.
Mẹ nên để cho bé tự do bốc thức ăn, chơi đồ hàng trong phòng hoặc dùng tay sờ, nắm vào bất kỳ đồ vật an toàn nào
Trẻ từ 8-12 tháng tuổi
Đây là giai đoạn bé có thể dùng hai tay giữ đồ vật khá chắc chắn. Bé còn biết làm quen với thìa hoặc tự mình sử dụng cốc uống nước. Cho đến 12 tháng tuổi, bé có khả năng ôm và tung bóng nhựa, vỗ tay, dùng ngón tay chỉ vào đồ vật và biết vẫy tay nói “bai bai” với mọi người.
Mẹ nên để cho bé tự do bốc thức ăn, chơi đồ hàng trong phòng hoặc dùng tay sờ, nắm vào bất kỳ đồ vật an toàn nào. Giai đoạn này, bé có đặc tính tò mò cao nên bé rất thích dùng tay sờ vào mọi thứ.
Trẻ từ 13 -18 tháng
Trẻ từ 13 tháng tuổi đã chập chững bước đi, thích dịch chuyển các thứ từ nơi này đến nơi khác, có thể vẽ vài nét nguệch ngoặc trên giấy, biết tự cầm cốc để uống nước, biết cầm thìa thức ăn đưa vào miệng nhưng chưa chính xác.
Thời điểm này cha mẹ có thể chuẩn bị cho bé những đồ chơi như: Một cái xe bằng gỗ chắc chắn (xe nôi hoặc xe đẩy), một số thùng để bé đựng các thứ, bé lấy ra rồi bé lại bỏ vào (có thể dùng những thùng giấy bỏ đi…), búp bê, hoặc gấu to… để bé bế hoặc vận chuyển, ôtô, đoàn tàu… để bé kéo, những quả bóng cao su, nhựa hoặc làm bằng giấy… Đồng thời chuẩn bị cho bé một môi trường chơi thoải mái và an toàn với bé.
Mẹ cũng thể mua hoặc làm cho bé những bộ xếp hình đơn giản, nhưng bạn phải hướng dẫn bé cách xếp các mảnh hình vào với nhau như thế nào.
Có thể hướng dẫn bé dùng tay đặt đồ chơi vào khung hình theo trật tự có sẵn, hoặc giúp bé lật mở những cuốn sách.
Trẻ từ 18-36 tháng
Khi được 18 tháng đôi tay của bé đã trở nên khéo léo hơn. Đây là giai đoạn giai đoạn hành động giác quan của trẻ, trẻ sử dụng các hành động giác quan để tìm hiểu thế giới bên ngoài, thời điểm tốt nhất để phát triển khả năng của trẻ.
Cha mẹ có thể tập cho bé sử dụng cả bàn tay để mở nắp một cái lọ, hoặc dùng ngón cái và các ngón tay còn lại để nhặt những vật rất nhỏ lên.
Nên thường xuyên yêu cầu bé đặt vật này lên trên một vật kia một cách chính xác hơn. Lúc này những ngón tay được dùng để chỉ hoặc khều đồ vật. Bé đã biết sử dụng từng ngón riêng lẻ hay phối hợp nhau và có thể cân nhắc sử dụng bàn tay như thế nào để làm điều mình muốn.
Vẽ cũng là một hình thức rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt của các ngón tay hiệu quả.
Trẻ từ 3 tuổi
Đây là tuổi là giai đoạn cao điểm phát triển vận động đầu đời của trẻ, trong quá trình tập luyện, cha mẹ có thể cho trẻ những món đồ chơi phù hợp như khối xây dựng, bút màu, bóng nhỏ.
Ngoài ra, cha mẹ nên xoa bóp bàn tay cho trẻ hàng ngày, xoa bóp nhẹ nhàng từ đầu ngón tay đến cổ tay, giúp trẻ duỗi các ngón tay, cung cấp cho trẻ đồ chơi để trẻ sờ, nắm, kéo bằng tay linh hoạt hơn.
Như vậy, sự khéo léo đôi bàn tay của trẻ phát triển cùng với sự phát triển lứa tuổi của trẻ, vì vậy để sự đôi bàn tay của trẻ phát triển tốt nhất cha mẹ cần tạo môi trường và dụng cụ cho trẻ vận động và luyện đôi bàn tay, khuyến khích trẻ và chú ý đến sự an toàn của trẻ khi vận động.
- “4 ít, 1 nhiều” giúp bạn già chậm, luôn khỏe mạnh và có tinh thần tích cực
- 7 bí quyết chống lão hóa đơn giản dành cho các cô nàng “sợ già”
- Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm
- Kế hoạch "đi đường vòng, chậm mà chắc” để mua nhà nội đô của nhân viên văn phòng
- Kinh nghiệm chọn mua bảo hiểm xe ô tô tốt nhất mà chủ xe nên biết