Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
97 lượt xem

Trẻ "thích đi chơi và trẻ chỉ muốn ở nhà" lớn lên sẽ có sự khác biệt

Giữa một đứa trẻ luôn thích đi chơi và một đứa trẻ chỉ muốn ở nhà, tương lai của đứa trẻ nào sẽ hứa hẹn hơn?

Vợ chồng Tiểu Giao có một cô con gái 5 tuổi tên là Vỹ Cầm. Dù mới chỉ học mẫu giáo nhưng cô bé thường ở nhà nghịch điện thoại hoặc xem TV vào mỗi cuối tuần mà không thích ra ngoài. Điều này làm vợ chồng Tiểu Giao rất lo lắng, lo sợ rằng con mình sống quá nội tâm, sau này khó có triển vọng lớn trong tương lai.

Trên thực tế, sự lo lắng của cặp vợ chồng trẻ này là có căn cứ.

Trẻ thích ra ngoài chơi

Đối với nhiều bậc cha mẹ, điện thoại di động hay TV giống như “người trông trẻ” có năng lực, giúp trẻ không quấy phá và không làm phiền người lớn. Tuy nhiên, hành động này cũng dẫn đến việc ngày càng nhiều trẻ em chỉ thích ở nhà và ngại tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Những đứa trẻ hiếm khi có cơ hội ra khỏi nhà và tham gia vào các hoạt động ngoài trời không chỉ gây tổn hại sức khỏe mà còn hạn chế nghiêm trọng sự phát triển của con.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các hoạt động ngoài trời đơn giản hoàn toàn có thể giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển trí thông minh và trở nên ngoan ngoãn hơn mà không cần đến các thiết bị điện tử. Giống như cây cối cần ánh sáng mặt trời, trẻ em cũng cần ra khỏi phòng và đón lấy ánh nắng. Dưới đây là 3 lợi ích hàng đầu của việc cho trẻ hoạt động ngoài trời.

1. Xương và hệ miễn dịch của trẻ tốt hơn

Nếu trẻ suốt ngày ở trong nhà và không ăn bổ sung đầy đủ chất có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin D. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi mà còn dẫn đến giảm khả năng miễn dịch, trẻ dễ ốm vặt.

2. Hạn chế tăng cân và béo phì ở trẻ

Đưa trẻ chạy nhảy, vui chơi không chỉ giúp trẻ sử dụng hết năng lượng dư thừa mà còn giúp hệ cơ và xương chắc khỏe hơn, tăng cường miễn dịch, cơ thể khỏe mạnh hơn.

3. Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn

Bước chân ra thế giới bên ngoài, trẻ sẽ khám phá được nhiều điều mới lạ, gặp gỡ được nhiều bạn bè và học hỏi thêm nhiều kiến thức. Điều này sẽ khiến trẻ tự tin hơn,

4. Tốt cho sự hoạt động của não bộ

Mức tiêu thụ oxy của não người lớn chiếm khoảng 20% lượng oxy cơ thể tiêu thụ. Ở trẻ em tỷ lệ này cao hơn, lên tới 50%. Nếu trẻ thường xuyên ở trong nhà, không được hít thở không khí trong lành sẽ dễ dẫn đến tình trạng oxy lên não không đủ, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh và hoạt động bình thường của não.

Giáo sư John Reddy từ Harvard cho biết trong cuốn sách Thể thao Thay đổi Bộ não: Khi chúng ta tập thể dục, cơ thể chúng ta tiết ra nhiều BDNF (một loại protein được gọi là “hoạt chất dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não”). BDNF là một chất dinh dưỡng tuyệt vời cho não bộ. Hoạt chất này rất quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của các tế bào thần kinh và cho phép trẻ em học tập tốt hơn.

Năm 2007, các nhà nghiên cứu Đức phát hiện ra rằng sau khi tập thể dục, mọi người học từ vựng nhanh hơn 20% so với trước khi tập. Điều này có liên quan trực tiếp đến việc tăng mức BDNF sau khi vận động. Ngoài BDNF, tập thể dục làm tăng mức serotonin, norepinephrine và dopamine. Chúng đều là những chất dẫn truyền thần kinh giúp trẻ cải thiện trí nhớ, khả năng tập trung và nhận thức.

Trẻ chỉ thích ở nhà

Những đứa trẻ thích ở nhà đa số đều hướng nội. Chúng thường tập trung vào suy nghĩ và cảm xúc nội tâm nên sẽ có những ưu điểm như biết lắng nghe và quan sát tốt hơn nhưng cũng sẽ gặp phải những vấn đề sau trong tính cách:

1. Trẻ nhạy cảm, tự ti

Việc hạn chế ra ngoài sẽ khiến trẻ ít được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, dần dần, trẻ tự thu mình lại và ngày càng ngại giao tiếp, cảm thấy không thoải mái khi đến những nơi đông người, thiếu tự tin, ngại bày tỏ, ngại phản bác.

2. Gặp khó khăn trong việc hòa nhập với xã hội

Một đứa trẻ không thích ra ngoài chơi và chỉ thích thú làm bạn với điện thoại sẽ bị giới hạn về việc giao tiếp, trẻ tự khép mình với mọi người. Điều này cũng khiến trẻ trở nên rụt rè và hèn nhát. Sau này khi bước vào xã hội, trẻ sẽ sợ hãi thế giới xung quanh, không dám thể hiện bản thân, thậm chí là dễ bị đối xử tệ bạc.

Bài viết cùng chủ đề: