Nhờ trồng loại cây này mà hơn chục năm nay gia đình ông Phùng Văn Kiên (58 tuổi) ở xóm 5, xã Giao Hà, huyện Giao Thủy (Nam Định) có thu nhập ổn định lên đến hàng trăm triệu mỗi năm. Ai tới vườn cũng đều công nhận, cây công trình của ông Kiên là mô hình lạ mà hay.
Cây bồ đề hay còn có tên gọi khác là cây giác ngộ. Trao đổi với phóng viên, ông Phùng Văn Kiên cho hay, đã gần 15 năm nay ông chuyên cung cấp cây bồ đề làm cây bóng mát, cây công trình, cây cảnh, uốn tạo thành cây bonsai. Vườn trồng cây giác ngộ-cây bồ đề của gia đình ông Kiên trở nên thân quen đối với nhiều cơ quan, đơn vị, các khu du lịch trong và ngoài tỉnh. Nhờ trồng cây bồ đề mà gia đình có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Sau khi nắm được thông tin về cây bồ đề ngoài làm cây cảnh, cây bóng mát, có tác dụng chữa bệnh…thì nhựa cây còn là thành phần của các dòng nước hoa nổi tiếng toàn thế giới.
Nhận thấy tiềm năng kinh tế của cây bồ đề mang lại, đầu năm 2004, ông Phùng Văn Kiên mạnh dạn thuê lại 10 ha đất trồng lúa kém hiệu quả của xã Giao Hà để chuyển đổi sang trồng cây bồ đề và nhiều loại cây có giá trị kinh tế khác.
“Ngày đó, cây bồ đề hiếm lắm chứ không dễ mua như bây giờ, vất vả lắm tôi mới mua được 200 cây bồ đề về trồng. Giá cây bồ đề giống thời điểm đó lên tận 40 ngàn đồng/ cây, bằng 400 ngàn đồng bây giờ nhưng tôi vẫn chấp nhận mua về trồng. Nếu tính ra công sức đi mua cây bồ đề giống về còn tốn kém hơn tiền giống kia đấy anh ạ”- ông Kiên chia sẻ.
Từ 200 cây bồ đề giống đầu tiên, sau 2 năm miệt mài chăm sóc và nhân giống, ông Kiên sở hữu được một vườn bồ đề khoảng 800 cây. Thấy vườn bồ đề xanh tốt rộng lớn, ban đầu hàng xóm ai cũng bảo ông bị khùng.
“Họ “chửi” tôi là dở người. Ai đời bỏ đống tiền ra thuê cả mấy chục mẫu ruộng chỉ để đi trồng cái cây chả ai trồng này. Trồng cây gì không trồng lại đi “vác” thứ cây ăn thì không ăn được mà làm gỗ cũng không…”, ông Kiên nhớ lại.
Bỏ hết ngoài tai những lời nói châm chọc đó, ông Kiên vẫn kiên định với quyết định mà mình đã chọn. Trong suy nghĩ của ông thì loại cây này sẽ mang lại giá trị rất cao. Sau hai năm chăm sóc, vườn cây bồ đề cao vút xanh rợp cả một khu đồng rộng lớn.
Rồi dân làng không hiểu bằng cách nào, hàng ngày đón nhiều lượt khách hàng ở tận xa tìm về nhà ông Kiên để hỏi mua cây bồ đề và thời điểm đó gia đình ông bán được tận 200 cây bồ đề với giá 1,5 triệu/cây.
“Lúc bán xong 200 cây bồ đề cầm tiền mà thấy thích quá, bán có góc vườn nhỏ mà được cả mấy trăm triệu. Lúc đó mừng lắm, nhưng mừng nhất là hướng đi của mình là đúng và sau đó hàng xóm không còn ai nói là tôi khùng hay dở hơi nữa. Ai cũng bảo tôi có cách đi riêng và mô hình của tôi làm là lạ mà hay…”- ông Kiên tâm sự.
Lượng khách hàng đặt mua cây BỒ ĐỀ của gia đình ông Kiên ngày một nhiều. Để đủ nguồn cung cấp cây bồ đề cho thị trường, ngoài nguồn cây giống tự nhân ra, ông còn đi mua gom thêm cây giống mới để về trồng trên diện tích 2ha của gia đình mình. Và ông Kiên trồng được từ 3.000 – 4.000 cây bồ đề để chủ động nguồn cung.
Ông Phùng Văn Kiên cho biết, hiện tại, vườn nhà ông đang có gần 4.000 cây bồ đề, cây có độ tuổi từ 1 năm đến 4 năm tuổi. Tung bình mỗi năm ông xuất bán ra thị trường từ 1.500-2.000 cây, giá mỗi cây bồ đề dao động từ khoảng 200.000 đến 1.2000 đồng/cây (tùy theo cây to hay nhỏ).
Cây bồ đề càng lâu năm thì giá trị càng lớn, trung bình trồng sau 2 năm là cây đạt kích thước gần 5m và bán được với giá 500 ngàn/cây. Trung bình mỗi năm, sau khi trừ hết chi phí, gia đình ông Kiên kiếm về hơn 300 triệu đồng.
Nói thêm về cây bồ đề, ông Kiên cho biết, trước đây, mọi người chỉ biết đến công dụng của nhựa bồ đề trong y học để chữa ho, long đờm, chữa trúng hàn…Ngày nay, nhựa bồ đề còn có tác dụng khác trong sản xuất nước hoa, gỗ cây dùng làm diêm, bột giấy và làm nguyên liêu chế biến sợi nhân tạo.
Hiện nay, nhựa bồ đề được xuất khẩu sang Pháp, Myanmar làm nguyên liệu sản xuất nước hoa cao cấp, giúp cho việc lưu giữ mùi hương trong các loại mỹ phẩm dưỡng da. Hương thơm dễ chịu của nhựa bồ đề làm thư giãn tinh thần, giảm mệt mỏi căng thẳng, sảng khoái.
Bồ đề có nhiều phương pháp nhân giống khác nhau, có các cách nhân giống hữu tính như giâm bằng hạt và phương pháp nhân giống vô tính như giâm cành, hoặc chiết cành.
“Từ những lợi ích mà cây bồ đề mang lại thì so với trồng lúa thì trồng cây bồ đề có giá trị kinh tế cao gấp hàng chục lần và cao hơn nhiều so với các cây chủ lực khác của địa phương. Đây là một loại cây dễ trồng, nhanh lớn, tốn ít công chăm sóc….và có rất nhiều lợi ích về kinh tế nên cho thu nhập cao. Tất nhiên, một vài hộ trồng còn khá, chứ đổ xô đi trồng rồi lại không biết bán cho ai..”- ông Kiên chia sẻ.
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng cây bồ đề, kĩ thuật trồng cây bồ đề, ông Kiên cho hay, nhân giống cây bồ đề chủ yếu bằng 2 cách là gieo hạt và chiết cành. Nhưng chiết cành sẽ cho năng suất cao hơn rất nhiều so với gieo hạt. Về khoảng cách trồng là cây này cách cây kia 1m, trồng với khoảng cách như thế sẽ giúp cây lên nhanh, thân thẳng và cây có kích thước đều nhau nên lúc bán sẽ rất dễ.
Ngoài làm cây cảnh, cây trang trí cho khuôn viên công trình xây dựng, cây bồ đề còn có tác dụng thanh lọc không khí và giảm tiếng ồn rất tốt.
“Chính vì những ích lợi như tôi vừa nói mà cây bồ đề được ưa chuộng trồng ở nhiều khu vực khác nhau, đặc biệt ở các gia đình, mọi người rất thích trồng bồ đề ở sân vườn hoặc trước cổng nhà, mang đến bóng mát và mang đến bầu không khí trong lành”- ông Kiên cho biết thêm.
- Dog Nearly Choked To Death By Collar Starts New Life In Idaho
- Nam Định: Nuôi lợn bằng thảo dược, cho nghe nhạc trữ tình, thịt mềm và lạc có màu đỏ tự nhiên đạt chuẩn OCOP 3 sao
- 5 cách khai phá tài năng thiên bẩm của con bố mẹ nên áp dụng ngay
- Trẻ nhỏ khóc lóc không muốn học sớm, 6 cách dạy con học giỏi mẹ không nên bỏ qua
- 7 hành vi vô cùng xấu của cha mẹ biến con từ một đứa trẻ bình thường trở nên kém cỏi, thất bại