Từ những mảnh ruộng bỏ hoang, cỏ mọc quá đầu người, anh Lại Văn Hòa đã đầu tư, cải tạo thành ao nổi nuôi các loại cá truyền thống.
Mô hình nuôi cá trong ao nổi của gia đình anh Lại Văn Hòa, thôn Tường An, xã Tân Hòa (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên diện tích 5ha, anh Hòa quy hoạch 10 ao nuôi cá, trong đó 4 ao to nuôi cá thịt thương phẩm, 6 ao ương cá giống.
“Trước khi thuê đất lập nghiệp, tôi từng có 2 năm làm thuê tại các vựa cá miền Tây Nam Bộ. Họ nuôi cá ba sa trong ao nổi cho năng suất, hiệu quả kinh tế vượt trội so với nuôi cá trong ao truyền thống” – anh chia sẻ – “Ở địa phương tôi có nguồn nước sạch để nuôi cá và ruộng bỏ hoang nhiều nên tôi quyết định về quê, vay mượn tiền để thuê đất, đào ao nuôi cá.”
Theo anh Hòa, ưu điểm nuôi cá trong ao nổi so với ao truyền thống là giảm chi phí làm ao khoảng 40%. Nếu ao chìm thường phải đào sâu thì ao nổi chỉ cần đào từ 30 – 50cm, sau đó lấy lớp đất màu đắp thành bờ cao từ 1,5 – 2m.
Ngoài ra, vì là ao nổi nên có nhiều tiện ích hơn hẳn so với ao chìm như đón được nhiều ánh sáng, nhiều gió, sóng nhiều, thoát khí tốt nên lượng mùn và bã phân hủy nhanh, lượng lắng đáy rất ít, hạn chế dịch bệnh gây hại, kích thích các sinh vật có lợi phát triển; mật độ nuôi cá trong ao nổi cao hơn, tốc độ cá lớn nhanh hơn ao chìm…
Nhờ thiết kế cống lấy nước, cống thoát nước với hệ thống mương dẫn nước, mương tiêu nước tách biệt nên khi tát ao có thể tháo nước triệt để, phơi khô dễ, cải tạo đáy tốt.
Để nâng cao hiệu quả nuôi thả, anh Hòa tự ương cá giống, nhờ vậy tiết kiệm được 40% chi phí mua cá giống, tránh được hao hụt khi vận chuyển.
Anh Hòa chia sẻ: “Quá trình nuôi cá trong ao nổi cần chú ý khâu xử lý nước định kỳ vì nguồn nước là yếu tố rất quan trọng quyết định đến năng suất cá và hiệu quả chăn nuôi.”
Ngoài việc cải tạo ao trước khi nuôi thả, định kỳ 1 tháng 2 lần tôi rắc vôi bột trên bề mặt nước với lượng 2kg vôi cho 100m2 mặt nước, thường xuyên sử dụng men vi sinh để xử lý nước ao nuôi giúp cải thiện môi trường nước, từ đó giúp cá sinh trưởng tốt hơn.
“Tôi cũng sử dụng thêm tỏi được ngâm ủ bổ sung cho cá ăn để tăng sức đề kháng, hạn chế dịch bệnh. Nhờ quy hoạch các ao ương cá giống, nuôi cá cấp 1, 2, 3 riêng biệt nên cứ 3 tháng anh Hòa lại được thu hoạch thay vì 1 lứa/năm khi nuôi trong ao truyền thống.”
Đầu tháng 7 vừa qua, anh Hòa xuất bán trên 80 tấn cá các loại, thu về gần 4 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, anh “bỏ túi” 500 triệu đồng.
Ngoài 5ha ao nổi, anh còn thuê, mượn gần 10ha ruộng để gieo cấy lúa, mang lại thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.
Với nhiều ưu điểm nổi trội so với nuôi cá trong ao chìm như không phá vỡ hiện trạng đồng ruộng, hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí, cho năng suất và giá trị cao…, mô hình nuôi cá trong ao nổi đang được nhiều nông dân mạnh dạn đầu tư.
- Tôi bị mua nhà đắt hơn 300 triệu đồng do mẹ vợ dặn “không được trả giá”
- 3 điều phụ nữ mãi mất đi sau khi sinh con, chỉ chồng vô tâm mới không thấu hiểu
- 4 điều khiến người phụ nữ trở thành vượng phu, ích tử, tích phúc đức cho con
- Vợ chồng "khổ sở" suốt 8 năm vì mua "chung" đất với người khác
- Về già, dù yêu thương con cái đến đâu hãy ''khoanh tay đứng nhìn'' chớ nên giúp 3 việc này